Mổ xẻ thất bại của đội tuyển Việt Nam ở AFF Cup 2014
Kỳ 3: Khi nền bóng đá Việt Nam nghi kỵ lẫn nhau
(Dân trí) - Nếu đội tuyển Việt Nam chiến thắng, các cầu thủ sẽ được tung hô. Nhưng họ lại thất bại khá bạc nhược, khiến ông chủ tịch VFF tuyên bố ngay là nhờ công an điều tra tiêu cực. Hóa ra, cả nền bóng đá chẳng tin nhau và chỉ chờ cơ hội bộc phát.
Cả nền bóng đá nghi kỵ lẫn nhau
Thái độ dành cho các cầu thủ Việt Nam thay đổi rất nhanh, từ thái cực này sang thái cực khác chỉ trong vòng có vài ngày. Họ mới được tung hô như những người hùng sau chiến thắng ở bán kết lượt đi ngay trên sân đối phương, Công Vinh còn được người hâm mộ đến sân tập chúc mừng sinh nhật, thậm chí được lãnh đạo VFF tặng bánh kem trong buổi tối trước bán kết lượt về.
Nhưng chỉ sau đó có 1 ngày, mọi chuyện thay đổi theo hướng quay ngoắt. Ừ thì với bóng đá Việt Nam, giữa mớ hỗn độn giữa thật thật – giả giả, giữa muôn trùng vụ cầu thủ dàn xếp tỷ số và bán độ bị phanh phui trước đó, không nghi ngờ cũng khó.
Người hâm mộ dĩ nhiên có quyền nghi, bởi họ đã bỏ tiền, thậm chí rất nhiều tiền để được vào sân Mỹ Đình xem đội tuyển của HLV Miura thi đấu. Nhưng đấy là xét trên góc độ của người hâm mộ. Còn đứng trên góc độ của những nhà quản lý, không thể bạ đâu nói đó được!
Người ta có thể âm thầm điều tra, khi nào có kết quả thì kết luận cũng chưa vội. Còn với cương vị của những nhà quản lý cả nền bóng đá, phản ứng theo kiểu “tạt nguyên xô nước lạnh” vào vết thương lòng của các cầu thủ cũng là điều chẳng nên.
Hóa ra, cả nền bóng đá này đang nghi kỵ lẫn nhau? Hóa ra, thái độ tung hê và sự nuông chiều mà chính VFF dành cho đội tuyển trước khi diễn ra trận bán kết lượt về là thái độ giả sao?
Và hóa ra chính VFF trước đó cũng xum xoe chờ thành công của các cầu thủ, để củng cố vị trí của mình, lấy lòng dư luận, rồi chỉ chờ cơ hội thích hợp, chỉ chờ phút phật ý để quay ngoắt đi hay sao?
VFF không tin cầu thủ thì ắt cầu thủ giờ cũng chẳng còn dám tin VFF! Không chỉ với thế hệ này, mà sẽ còn những thế hệ tiếp theo, bởi họ sẽ dần cảm nhận được rằng những ưu đãi mà VFF dành cho họ đều có thể là giả, bởi họ có thể bị chính VFF quay lưng khi cơ quan này cảm thấy các cầu thủ không còn làm lợi cho tên tuổi của những người đang điều hành nền bóng đá?!
Mất khả năng đề kháng
Khi lãnh đạo VFF cao giọng tuyên bố sẽ nhờ cơ quan chức năng điều tra tiêu cực sau trận thua Malaysia ở sân Mỹ Đình, cũng chính là lúc tổ chức này vô tình thừa nhận thất bại trong việc ngăn ngừa tiêu cực, nếu có, dù chính VFF đã hô to khẩu hiệu và dùng rất nhiều biện pháp trước đó.
Người ta chắc không thể quên trước khi AFF Cup 2014 diễn ra, rồi cũng như rất nhiều giải đấu quốc tế trước đó, VFF luôn đề ra các phương án phòng ngừa tiêu cực, thậm chí nhờ cơ quan chức năng cử nhân viên an ninh theo đội.
Thế nhưng, một khi VFF đã tuyên bố cần điều tra tính trung thực trong thất bại của chúng ta trước người Mã ở trận bán kết lượt về, có nghĩa là những biện pháp mà VFF dùng trước đó hòng ngăn ngừa tiêu cực, theo tổ chức này, đều vô hiệu.
Đấy lại là một sự bất lực khác. Nhiều năm nay, chúng ta cứ mãi sống trong tâm trạng như vậy. Liên tiếp ở các giải đấu lớn gần nhất, từ SEA Games 2011 ở Indonesia, AFF Cup 2012 ở Thái Lan, hay trước SEA Games 2013, tại giải tập huấn quốc tế ở Bình Dương, cứ sau mỗi thất bại là chúng ta lại nghi ngờ, lại đặt vấn đề là có hay không có tiêu cực?
Một nền bóng đá như thế chắc chắc không hề ổn, rất khó để phát triển khi người ta cứ phải sống trong nghi ngờ như thế. Câu chuyện có hay không có tiêu hãy để cơ quan chức năng trả lời.
Còn với những người làm công tác điều hành, điều quan trọng là họ phải tăng sức đề kháng của nền bóng đá, thay vì cứ nhìn trước ngó sau, thay vì cứ phải thay đổi thái độ xoành xoạch, từ nâng niu chuyển sang lạnh nhạt chỉ sau có ít ngày, thậm chí ít giờ đồng hồ.
Và buồn ở chỗ, ở cái nhiệm vụ gia tăng sức đề kháng cho toàn bộ nền bóng đá, những người làm công tác điều hành dường như không thực hiện nổi!
Thái độ dành cho các cầu thủ Việt Nam thay đổi rất nhanh, từ thái cực này sang thái cực khác chỉ trong vòng có vài ngày. Họ mới được tung hô như những người hùng sau chiến thắng ở bán kết lượt đi ngay trên sân đối phương, Công Vinh còn được người hâm mộ đến sân tập chúc mừng sinh nhật, thậm chí được lãnh đạo VFF tặng bánh kem trong buổi tối trước bán kết lượt về.
Nhưng chỉ sau đó có 1 ngày, mọi chuyện thay đổi theo hướng quay ngoắt. Ừ thì với bóng đá Việt Nam, giữa mớ hỗn độn giữa thật thật – giả giả, giữa muôn trùng vụ cầu thủ dàn xếp tỷ số và bán độ bị phanh phui trước đó, không nghi ngờ cũng khó.
Người hâm mộ dĩ nhiên có quyền nghi, bởi họ đã bỏ tiền, thậm chí rất nhiều tiền để được vào sân Mỹ Đình xem đội tuyển của HLV Miura thi đấu. Nhưng đấy là xét trên góc độ của người hâm mộ. Còn đứng trên góc độ của những nhà quản lý, không thể bạ đâu nói đó được!
Người ta có thể âm thầm điều tra, khi nào có kết quả thì kết luận cũng chưa vội. Còn với cương vị của những nhà quản lý cả nền bóng đá, phản ứng theo kiểu “tạt nguyên xô nước lạnh” vào vết thương lòng của các cầu thủ cũng là điều chẳng nên.
Khi cầu thủ Việt Nam ngã đau, ngay chính người nhà cũng không muốn nâng họ dậy (ảnh: Gia Hưng)
Hóa ra, cả nền bóng đá này đang nghi kỵ lẫn nhau? Hóa ra, thái độ tung hê và sự nuông chiều mà chính VFF dành cho đội tuyển trước khi diễn ra trận bán kết lượt về là thái độ giả sao?
Và hóa ra chính VFF trước đó cũng xum xoe chờ thành công của các cầu thủ, để củng cố vị trí của mình, lấy lòng dư luận, rồi chỉ chờ cơ hội thích hợp, chỉ chờ phút phật ý để quay ngoắt đi hay sao?
VFF không tin cầu thủ thì ắt cầu thủ giờ cũng chẳng còn dám tin VFF! Không chỉ với thế hệ này, mà sẽ còn những thế hệ tiếp theo, bởi họ sẽ dần cảm nhận được rằng những ưu đãi mà VFF dành cho họ đều có thể là giả, bởi họ có thể bị chính VFF quay lưng khi cơ quan này cảm thấy các cầu thủ không còn làm lợi cho tên tuổi của những người đang điều hành nền bóng đá?!
Mất khả năng đề kháng
Khi lãnh đạo VFF cao giọng tuyên bố sẽ nhờ cơ quan chức năng điều tra tiêu cực sau trận thua Malaysia ở sân Mỹ Đình, cũng chính là lúc tổ chức này vô tình thừa nhận thất bại trong việc ngăn ngừa tiêu cực, nếu có, dù chính VFF đã hô to khẩu hiệu và dùng rất nhiều biện pháp trước đó.
Người ta chắc không thể quên trước khi AFF Cup 2014 diễn ra, rồi cũng như rất nhiều giải đấu quốc tế trước đó, VFF luôn đề ra các phương án phòng ngừa tiêu cực, thậm chí nhờ cơ quan chức năng cử nhân viên an ninh theo đội.
Thế nhưng, một khi VFF đã tuyên bố cần điều tra tính trung thực trong thất bại của chúng ta trước người Mã ở trận bán kết lượt về, có nghĩa là những biện pháp mà VFF dùng trước đó hòng ngăn ngừa tiêu cực, theo tổ chức này, đều vô hiệu.
Đấy lại là một sự bất lực khác. Nhiều năm nay, chúng ta cứ mãi sống trong tâm trạng như vậy. Liên tiếp ở các giải đấu lớn gần nhất, từ SEA Games 2011 ở Indonesia, AFF Cup 2012 ở Thái Lan, hay trước SEA Games 2013, tại giải tập huấn quốc tế ở Bình Dương, cứ sau mỗi thất bại là chúng ta lại nghi ngờ, lại đặt vấn đề là có hay không có tiêu cực?
Một nền bóng đá như thế chắc chắc không hề ổn, rất khó để phát triển khi người ta cứ phải sống trong nghi ngờ như thế. Câu chuyện có hay không có tiêu hãy để cơ quan chức năng trả lời.
Còn với những người làm công tác điều hành, điều quan trọng là họ phải tăng sức đề kháng của nền bóng đá, thay vì cứ nhìn trước ngó sau, thay vì cứ phải thay đổi thái độ xoành xoạch, từ nâng niu chuyển sang lạnh nhạt chỉ sau có ít ngày, thậm chí ít giờ đồng hồ.
Và buồn ở chỗ, ở cái nhiệm vụ gia tăng sức đề kháng cho toàn bộ nền bóng đá, những người làm công tác điều hành dường như không thực hiện nổi!
Kim Điền