Mổ xẻ thất bại của đội tuyển Việt Nam ở AFF Cup 2014
Kỳ 1: Khi cầu thủ Việt Nam từ người hùng thành tội đồ
(Dân trí) - Ba bốn ngày trước, chính những cầu thủ này là người hùng của bóng đá Việt Nam, nhưng hôm qua, họ vụt trở thành tội đồ. Còn nặng nề hơn một thất bại, ở chỗ niềm tin của người hâm mộ ngỡ được khôi phục, thì có thể lại bay biến sau tối qua.
Đến… Mourinho còn bó tay
Dĩ nhiên, trong mọi thất bại đều có bóng dáng của sự chỉ đạo không đúng, không kịp thời từ HLV trưởng. Nhưng giải thích thế nào đây với HLV Miura vốn cực kỳ cao tay ấn trước đó lại trở nên vô hại trong trận bán kết lượt về?
Có lẽ nhiều người không tin rằng vị HLV người Nhật là HLV kém. Điều mà người ta dễ tin hơn nằm ở chỗ chính các cầu thủ, nhất là những vị trí ở hàng phòng ngự đã trở về với năng lực thực sự của họ.
HLV Miura muốn xây dựng lối chơi tập thể để bổ khuyết vào sự yếu kém của từng vị trí, bởi nói cho cùng đội hình dự AFF Cup 2014 kém xa so với đội hình của các đội tuyển Việt Nam những năm về trước. Nhưng đấy là khi các cầu thủ chơi bóng với sự tự ái về chuyện họ bị nghi ngờ về mặt năng lực.
Còn khi được đặt trong tư thế của đội kèo trên, hóa ra ngay chính nhiều vị trí trên sân cũng ngộ nhận về khả năng của mình. Người ta không hiểu cả hàng thủ đã đi đâu, làm gì trong cả 4 bàn thua của đội tuyển Việt Nam. Họ dâng lên quá cao đến nỗi mất hút khi đối phương chuyền dài, trong tình thế họ chẳng việc gì phải vội.
Họ hùng hổ lao lên trên như muốn ăn tươi nuốt sống đối thủ, cứ như thể chúng ta là đội bị dẫn trước sau lượt đi, chứ không phải là người đang dẫn trước. Họ dâng lợi thế cho Malaysia, biến đối phương từ chỗ không có gì thành đội bóng nắm trong tay tất cả.
Với một hàng thủ ngờ nghệch kiểu đó, ngay đến Mourinho có khi còn không biết chỉ đạo ra sao, chứ nói gì đến HLV Miura. Nói một cách hình tượng, HLV Miura chỉ có thể chỉ đạo một đội bóng, chỉ đạo một nhóm cầu thủ biết làm chủ cách đá bóng của mình, chứ ông hay bất cứ ai khác đều phải bó tay một khi những cầu thủ đấy muốn tìm cách lao đầu vào chỗ chết.
Lòng tin của người hâm mộ lại bị thử thách
Lòng tin ấy ngỡ như đã trở về sau khi đội tuyển Việt Nam thi đấu ấn tượng tại vòng bảng, kiêu hùng đánh bại Malaysia trên sân đối phương trong trận lượt đi. Nhưng sự đời quả quá trớ trêu. Ngay khi mà chúng ta tin vào chiến thắng nhất thì chúng ta lại dễ dàng đánh mất nó nhất.
Sai lầm của các cầu thủ trong trận bán kết lượt về có thể chỉ là sai sót xuất phát từ năng lực, riêng chuyện VFF đòi đưa cơ quan chức năng vào cuộc để điều tra về tư tưởng của họ thì khi nào có kết quả hẳn hay, nhưng sai lầm ấy có thể làm hại tâm lý của chính những cầu thủ vừa phạm sai lầm.
Các cầu thủ chính là những người kiểm soát số phận của mình. Lẽ ra, nếu vượt qua trận đấu này, họ sẽ tự đặt chính họ vào vị thế khác, tư thế và tâm lý khác. Đằng này, những bàn thua theo kiểu tự sát có thể khiến nhiều người bị ám ảnh về cảm giác bất lực rất lâu.
Cũng đừng quên, đây là thất bại có thể khiến cho vết thương lòng của người hâm mộ Việt Nam vốn mới chỉ liền da non có thể cảm thấy đau trở lại. Nếu chúng ta thất bại theo một kiểu khác, trong một hoàn cảnh khác, người hâm mộ có thể đỡ đau hơn. Đằng này, chúng ta lại thua trước một đối thủ nói thẳng là đá khá dở, lại thua đến 4 bàn thì càng khó nuốt trôi.
Một bài học đắt giá cho một thế hệ ngỡ đã chuẩn bị có tất nhưng lại để tuột tất cả. Bài học đấy nằm ở chỗ trước khi trở khi trận đấu chưa kết thúc thì đừng bao giờ mang tư tưởng của người chiến thắng.
Và đấy có lẽ cũng là cái hơn rõ rệt nhất giữa một đội tuyển Malaysia giàu kinh nghiệm và ma mãnh với một đội tuyển Việt Nam vừa trở nên khá ngờ ngệch, rằng họ không buông xuôi cho đến tận phút cuối cùng, rằng họ sẵn sàng nhún mình chờ cơ hội, trong khi chúng ta từ đầu đến cuối cứ ngỡ rằng đã ở trên họ chỉ bằng 1 trận thắng trên sân đối phương.
Dĩ nhiên, trong mọi thất bại đều có bóng dáng của sự chỉ đạo không đúng, không kịp thời từ HLV trưởng. Nhưng giải thích thế nào đây với HLV Miura vốn cực kỳ cao tay ấn trước đó lại trở nên vô hại trong trận bán kết lượt về?
Có lẽ nhiều người không tin rằng vị HLV người Nhật là HLV kém. Điều mà người ta dễ tin hơn nằm ở chỗ chính các cầu thủ, nhất là những vị trí ở hàng phòng ngự đã trở về với năng lực thực sự của họ.
HLV Miura muốn xây dựng lối chơi tập thể để bổ khuyết vào sự yếu kém của từng vị trí, bởi nói cho cùng đội hình dự AFF Cup 2014 kém xa so với đội hình của các đội tuyển Việt Nam những năm về trước. Nhưng đấy là khi các cầu thủ chơi bóng với sự tự ái về chuyện họ bị nghi ngờ về mặt năng lực.
Còn khi được đặt trong tư thế của đội kèo trên, hóa ra ngay chính nhiều vị trí trên sân cũng ngộ nhận về khả năng của mình. Người ta không hiểu cả hàng thủ đã đi đâu, làm gì trong cả 4 bàn thua của đội tuyển Việt Nam. Họ dâng lên quá cao đến nỗi mất hút khi đối phương chuyền dài, trong tình thế họ chẳng việc gì phải vội.
Thất bại đau đớn trước Malaysia có thể sẽ còn ám ảnh nhiều cầu thủ khá lâu nữa (ảnh: Gia Hưng)
Họ hùng hổ lao lên trên như muốn ăn tươi nuốt sống đối thủ, cứ như thể chúng ta là đội bị dẫn trước sau lượt đi, chứ không phải là người đang dẫn trước. Họ dâng lợi thế cho Malaysia, biến đối phương từ chỗ không có gì thành đội bóng nắm trong tay tất cả.
Với một hàng thủ ngờ nghệch kiểu đó, ngay đến Mourinho có khi còn không biết chỉ đạo ra sao, chứ nói gì đến HLV Miura. Nói một cách hình tượng, HLV Miura chỉ có thể chỉ đạo một đội bóng, chỉ đạo một nhóm cầu thủ biết làm chủ cách đá bóng của mình, chứ ông hay bất cứ ai khác đều phải bó tay một khi những cầu thủ đấy muốn tìm cách lao đầu vào chỗ chết.
Lòng tin của người hâm mộ lại bị thử thách
Lòng tin ấy ngỡ như đã trở về sau khi đội tuyển Việt Nam thi đấu ấn tượng tại vòng bảng, kiêu hùng đánh bại Malaysia trên sân đối phương trong trận lượt đi. Nhưng sự đời quả quá trớ trêu. Ngay khi mà chúng ta tin vào chiến thắng nhất thì chúng ta lại dễ dàng đánh mất nó nhất.
Sai lầm của các cầu thủ trong trận bán kết lượt về có thể chỉ là sai sót xuất phát từ năng lực, riêng chuyện VFF đòi đưa cơ quan chức năng vào cuộc để điều tra về tư tưởng của họ thì khi nào có kết quả hẳn hay, nhưng sai lầm ấy có thể làm hại tâm lý của chính những cầu thủ vừa phạm sai lầm.
Các cầu thủ chính là những người kiểm soát số phận của mình. Lẽ ra, nếu vượt qua trận đấu này, họ sẽ tự đặt chính họ vào vị thế khác, tư thế và tâm lý khác. Đằng này, những bàn thua theo kiểu tự sát có thể khiến nhiều người bị ám ảnh về cảm giác bất lực rất lâu.
Cũng đừng quên, đây là thất bại có thể khiến cho vết thương lòng của người hâm mộ Việt Nam vốn mới chỉ liền da non có thể cảm thấy đau trở lại. Nếu chúng ta thất bại theo một kiểu khác, trong một hoàn cảnh khác, người hâm mộ có thể đỡ đau hơn. Đằng này, chúng ta lại thua trước một đối thủ nói thẳng là đá khá dở, lại thua đến 4 bàn thì càng khó nuốt trôi.
Một bài học đắt giá cho một thế hệ ngỡ đã chuẩn bị có tất nhưng lại để tuột tất cả. Bài học đấy nằm ở chỗ trước khi trở khi trận đấu chưa kết thúc thì đừng bao giờ mang tư tưởng của người chiến thắng.
Và đấy có lẽ cũng là cái hơn rõ rệt nhất giữa một đội tuyển Malaysia giàu kinh nghiệm và ma mãnh với một đội tuyển Việt Nam vừa trở nên khá ngờ ngệch, rằng họ không buông xuôi cho đến tận phút cuối cùng, rằng họ sẵn sàng nhún mình chờ cơ hội, trong khi chúng ta từ đầu đến cuối cứ ngỡ rằng đã ở trên họ chỉ bằng 1 trận thắng trên sân đối phương.
Kim Điền