Cú ném để đời, ghi danh thế giới

(Dân trí) - Sẽ chẳng nhiều người biết đến Cao Ngọc Hùng, vận động viên ném lao của Đoàn Thể thao khuyết tật Việt Nam. Cú ném để đời của anh tại Paralympic 2016 đã giúp Ngọc Hùng ghi danh vào lịch sử điền kinh khuyết tật Việt Nam. Và cú ném đó cũng đưa anh lên bảng thành tích của thế giới.

Hành trình mưu sinh khốn khó

Không phải đứa trẻ nào cũng may mắn lớn lên với một thân thể trọn vẹn. Cao Ngọc Hùng, vận động viên điền kinh người Quảng Bình đã không được ông trời mỉm cười như nhiều đứa trẻ khác. Anh bị tàn tật ở chân từ nhỏ, sau một cơn sốt bại liệt lúc 3 tuổi. Gia đình vốn dĩ nghèo khó, lại quá đông anh em nên việc chữa trị cho Ngọc Hùng thật sự ngoài khả năng và điều kiện tài chính. Năm 6 tuổi, Ngọc Hùng theo ba mẹ vào Sài Gòn kiếm sống. Đến 15 tuổi, anh phải dừng nghiệp học văn hóa, chấp nhận kết thúc chuyện sách vở trước khi vào cấp 3. Mẹ của anh bị tai biến nặng. Anh phải cùng chị đi bán phở, cùng em gái chăm mẹ và cùng cha lo chuyện nhà cửa, dù rằng, anh không thể đi một cách bình thường với đôi chân của mình xuyên suốt cả một thời thơ ấu.

Cú ném để đời, ghi danh thế giới - 1
Ném lao là đam mê, là cuộc sống của Ngọc Hùng và cũng chính nó đưa số phận của anh sang một ngã rẽ mới

Nước mắt của Ngọc Hùng đã nhiều lần lăn trên gò má. Nhưng anh hiểu rằng, trong hoàn cảnh gia đình khó khăn như vậy, sự gục ngã chỉ khiến cho ba mẹ thêm đau đớn. Một ngày nọ, Ngọc Hùng được ông Phạm Ngọc Sơn - Giám đốc Trung tâm Thể thao quận Tân Bình, nơi được xem là cái nôi phát hiện và đào tạo VĐV người khuyết tật hàng đầu cả nước phát hiện và đưa vào tập cùng điền kinh.

Ngồi trên chiếc xe lăn, Ngọc Hùng dần tập những động tác ném lao theo sự chỉ bảo của các thầy. Ngày ngày, cứ 3 giờ sáng, anh lại dậy phụ quán phở với chị, rồi lại đi tập ném lao ở đội điền kinh… Cứ thế cứ thế, ném lao ngấm dần vào đam mê, vào cuộc sống của Ngọc Hùng. Thậm chí dần dà, nó đưa số phận của anh sang một ngã rẽ mới. Tất nhiên, ngã rẽ ấy tươi sáng hơn nhiều so với tuổi thơ đầy cơ cực của chàng trai người Quảng Bình.

Huy chương lịch sử ở Thế vận hội dành cho người khuyết tật

21 tuổi, Ngọc Hùng bắt đầu chạm đến đỉnh cao của ném lao. Ở giải quốc nội, anh không có đối thủ. Tại tầm châu Á, Ngọc Hùng vươn lên một đẳng cấp vượt trội, qua đó tiến gần đến trình độ thế giới. Nhưng Paralympic 2012, tức là khi Ngọc Hùng 22 tuổi lại như một cú đấm trời giáng đối với anh. Do thiếu VĐV, BTC xếp hạng thương tật F57 vào chung với F58, rồi cộng cho các VĐV F57 một chiều dài nhất định vào thành tích của mình. Để rồi từ chỗ có thể tranh chấp huy chương ở Thế vận hội dành cho người khuyết tật, thành tích ném lao của Ngọc Hùng dẫn bị tụt lại và không còn cơ hội đứng lên bục trao huy chương.

“Tôi hụt hẫng khi nghe kết quả. Lúc ấy, tôi đã rất mong muốn có được một tấm huy chương ở đấu trường thế giới. Nhưng ngay cả khi thất vọng đến cùng cực, tôi vẫn động viên mình không được nản chí, phải cố gắng chạm đến điều mà mình khao khát”, Ngọc Hùng kể lại quãng thời gian vô cùng khó khăn trong sự nghiệp của mình.

Quyết không bỏ cuộc, Ngọc Hùng rèn giũa bản thân và chờ đợi Paralympic sau đó 4 năm. Bước vào nội dung thi đấu, chàng trai chỉ cao hơn 1m6, nặng 65 kg tự tin so tài với một loạt các đối thủ vạm vỡ, gân guốc xung quanh mình. “Rất nhiều người đã ví tôi như một chàng tí hon đối đầu với những gã khổng lồ Goliath. Nhưng thật sự, tôi rất bình tĩnh và thoải mái, không hề gặp áp lực nào cả khi bước vào thi tài”, Ngọc Hùng chia sẻ.

Cú ném để đời, ghi danh thế giới - 2
Cao Ngọc Hùng (thứ 2 từ trái sang) là niềm tự hào cho thể thao nước nhà, khi là người đầu tiên nhận được tấm huy chương trong 6 kỳ Paralympic mà điền kinh khuyết tật Việt Nam làm được trong lịch sử

Quả thực, những người ở Brazil khi ấy đã phải trầm trồ trước thành tích mà Ngọc Hùng tạo ra. Thậm chí, ngay cả bản thân chàng trai gốc Quảng Bình cũng không nghĩ rằng mình đã làm tốt đến như vậy. Anh đạt mức 43,27 - thành tích tốt nhất xuyên suốt nhiều năm làm VĐV nội dung ném lao. Và với thành tích đó, Ngọc Hùng cũng không phải tuột tay tấm huy chương ở Thế vận hội. Dù Ngọc Hùng chỉ dành huy chương Đồng, nhưng đó cũng là tấm huy chương đầu tiên trong 6 kỳ Paralympic mà Điền kinh người khuyết tật Việt Nam làm được trong lịch sử.

Cũng nhờ thế, tên tuổi của anh cũng được chú ý nhiều hơn, không chỉ giới hạn với ném lao hay điền kinh người khuyết tật Việt Nam. Anh nhận được nhiều sự ủng hộ hơn, từ gia đình, Đoàn Thể thao người khuyết tật cũng như các đơn vị doanh nghiệp. Mà nổi bật trong đó là Herbalife Việt Nam - tập đoàn đã dành nhiều sự quan tâm về chế độ dinh dưỡng, tập luyện dành cho Ngọc Hùng. Đó cũng là hành trang để anh kỳ vọng cho những mục tiêu mới, khát khao mới. Biết đâu đó, chúng ta lại được thấy một cú ném lao để đời nữa từ Ngọc Hùng tại Paralympic Tokyo 2020.

Vì một thế giới khỏe mạnh hơn

Tròn 10 năm, Tập đoàn dinh dưỡng Herbalife Nutrition có mặt ở thị trường Việt Nam. Xuyên suốt thời gian ấy, Herbalife Nutrition đã đồng hành cùng thể thao Việt Nam với tư cách tài trợ nhiều mặt cho các vận động viên trọng điểm để giành thành tích tốt ở đấu trường khu vực, châu lục và thế giới. Với Herbalife Nutrition, dinh dưỡng là bệ phóng cho thể thao phát triển và thể thao là nền tảng để xây dựng một cộng đồng năng động và khỏe mạnh hơn.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm