10 huyền thoại Đông Nam Á chưa vô địch SEA Games: Có tên Công Vinh

(Dân trí) - Lê Công Vinh, Therdsak Chaiman, Bambang Pamungkas… đều là những cầu thủ nổi danh ở khu vực Đông Nam Á. Điểm chung giữa họ là chưa bao giờ giành huy chương vàng SEA Games.

Lê Công Vinh (Việt Nam)


Công Vinh thuộc thế hệ vàng Việt Nam vô địch AFF Cup 2008 và từng được đánh giá là một trong những cầu thủ giỏi nhất Đông Nam Á thế hệ của mình. Thế nhưng, chân sút xứ Nghệ vẫn chưa một lần giành huy chương vàng SEA Games. Lê Công Vinh bắt đầu tham dự SEA Games từ năm 2003 (giải đấu được tổ chức ở Việt Nam). Dù vậy, ở giải đấu năm đó, Công Vinh và các đồng đội đã thất bại trước người Thái trong trận chung kết bởi bàn thắng vàng của Nuttaporn Phanrit. Sau đó, Công Vinh tham dự SEA Games 2005 và 2007 nhưng đều thất bại ở vòng bán kết.

Công Vinh thuộc thế hệ vàng Việt Nam vô địch AFF Cup 2008 và từng được đánh giá là một trong những cầu thủ giỏi nhất Đông Nam Á thế hệ của mình. Thế nhưng, chân sút xứ Nghệ vẫn chưa một lần giành huy chương vàng SEA Games. Lê Công Vinh bắt đầu tham dự SEA Games từ năm 2003 (giải đấu được tổ chức ở Việt Nam). Dù vậy, ở giải đấu năm đó, Công Vinh và các đồng đội đã thất bại trước người Thái trong trận chung kết bởi bàn thắng vàng của Nuttaporn Phanrit. Sau đó, Công Vinh tham dự SEA Games 2005 và 2007 nhưng đều thất bại ở vòng bán kết.

Therdsak Chaiman (Thái Lan)

Therdsak Chaiman không thể có chỗ đứng ở thế hệ vàng đội tuyển Thái Lan giai đoạn 1994-1995. Sau đó, cầu thủ này từng chuyển sang thi đấu Futsal (từng giành vua phá lưới vòng chung kết Futsal châu Á năm 2000). Sau đó, Therdsak Chaiman bắt đầu gia nhập BEC Tero Sasana và có bước đột phá lớn. Đáng kể là việc đưa CLB này lọt vào trận chung kết AFC Champions League mùa 2002/03. Đáng tiếc, “phù thủy” của Thái Lan nở muộn và không thể tham dự bất kỳ SEA Games nào (khi từ năm 2001, giải đấu này đã giới hạn độ tuổi U23).
Therdsak Chaiman không thể có chỗ đứng ở thế hệ vàng đội tuyển Thái Lan giai đoạn 1994-1995. Sau đó, cầu thủ này từng chuyển sang thi đấu Futsal (từng giành vua phá lưới vòng chung kết Futsal châu Á năm 2000). Sau đó, Therdsak Chaiman bắt đầu gia nhập BEC Tero Sasana và có bước đột phá lớn. Đáng kể là việc đưa CLB này lọt vào trận chung kết AFC Champions League mùa 2002/03. Đáng tiếc, “phù thủy” của Thái Lan nở muộn và không thể tham dự bất kỳ SEA Games nào (khi từ năm 2001, giải đấu này đã giới hạn độ tuổi U23).

Khairul Amri (Singapore)

Khairul Amri được đánh giá là một trong những tiền đạo nguy hiểm nhất Đông Nam Á trong vòng thập kỷ qua. Ngay ở tuổi 19, tiền đạo này đã góp mặt ở đội tuyển Singapore và đã gặt hái nhiều thành công cùng ĐTQG. Dù vậy, Khairul Amri vẫn chưa thể chinh phục SEA Games. Thành tích tốt nhất của Khairul Amri cùng đội U23 Singapore chỉ là tấm huy chương đồng tại SEA Games 2007.
Khairul Amri được đánh giá là một trong những tiền đạo nguy hiểm nhất Đông Nam Á trong vòng thập kỷ qua. Ngay ở tuổi 19, tiền đạo này đã góp mặt ở đội tuyển Singapore và đã gặt hái nhiều thành công cùng ĐTQG. Dù vậy, Khairul Amri vẫn chưa thể chinh phục SEA Games. Thành tích tốt nhất của Khairul Amri cùng đội U23 Singapore chỉ là tấm huy chương đồng tại SEA Games 2007.

Bambang Pamungkas (Indonesia)

Bambang Pamungkas bắt đầu tham dự SEA Games từ năm 1999 ở Brunei. Ở giải đấu đó, chân sút này chỉ giành huy chương đồng cùng Indonesia. Hai năm sau, Bambang đã đóng góp tới 4 bàn nhưng Indonesia chỉ về thứ 4. Tới SEA Games 2003 (kỳ SEA Games cuối cùng của Bambang), mọi thứ đã diễn ra trong thảm họa, khi U23 Indonesia bị loại ngay từ vòng bảng.
Bambang Pamungkas bắt đầu tham dự SEA Games từ năm 1999 ở Brunei. Ở giải đấu đó, chân sút này chỉ giành huy chương đồng cùng Indonesia. Hai năm sau, Bambang đã đóng góp tới 4 bàn nhưng Indonesia chỉ về thứ 4. Tới SEA Games 2003 (kỳ SEA Games cuối cùng của Bambang), mọi thứ đã diễn ra trong thảm họa, khi U23 Indonesia bị loại ngay từ vòng bảng.

Safee Sali (Malaysia)

Safee Sali là một trong những chân sút xuất sắc nhất Malaysia. Cầu thủ này nổi danh từ khá sớm. Ở tuổi 17, anh đã thi đấu cho CLB Melaka TMFC và sau đó chuyển tới Kuala Lumpur FA. Đáng ngạc nhiên là Safee Sali từng bị loại khỏi đội hình U23 Malaysia tham dự SEA Games 2005. Tới năm 2007, anh là chủ công của U23 Malaysia nhưng thi đấu không tốt. Họ đã bị loại ngay từ vòng bảng.
Safee Sali là một trong những chân sút xuất sắc nhất Malaysia. Cầu thủ này nổi danh từ khá sớm. Ở tuổi 17, anh đã thi đấu cho CLB Melaka TMFC và sau đó chuyển tới Kuala Lumpur FA. Đáng ngạc nhiên là Safee Sali từng bị loại khỏi đội hình U23 Malaysia tham dự SEA Games 2005. Tới năm 2007, anh là chủ công của U23 Malaysia nhưng thi đấu không tốt. Họ đã bị loại ngay từ vòng bảng.

Sutee Suksomkit (Thái Lan)

Sutee Suksomkit từng là thành viên U17 Thái Lan tham dự giải U17 thế giới năm 1997. Ở giải đấu này, cựu cầu thủ này từng ghi… 2 bàn. Sau đó, cầu thủ này thi đấu cho nhiều CLB ở Thái Lan, Singapore, Australia. Sutee Suksomkit từng 2 lần vô địch AFF Cup cùng đội tuyển Thái Lan. Thế nhưng, ít ai biết rằng, Sutee Suksomkit chưa từng một lần tham dự SEA Games.
Sutee Suksomkit từng là thành viên U17 Thái Lan tham dự giải U17 thế giới năm 1997. Ở giải đấu này, cựu cầu thủ này từng ghi… 2 bàn. Sau đó, cầu thủ này thi đấu cho nhiều CLB ở Thái Lan, Singapore, Australia. Sutee Suksomkit từng 2 lần vô địch AFF Cup cùng đội tuyển Thái Lan. Thế nhưng, ít ai biết rằng, Sutee Suksomkit chưa từng một lần tham dự SEA Games.

Fandi Ahmad (Singapore)

Fandi Ahmad là cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá Singapore. Ông được đào tạo ở CLB Groningen và có hơn 100 trận cho ĐTQG Singapore. Fandi Ahmad từng giúp Singapore tiến tới trận chung kết SEA Games 1983 nhưng thất bại trước Thái Lan. Hai năm sau, ông và các đồng đội tái hiện thành tích tương tự nhưng một lần nữa, Thái Lan đã ngăn giấc mơ vàng của Fandi Ahmad. Sau đó, Fandi Ahmad giành thêm 1 huy chương bạc ở SEA Games 1989 và 2 huy chương đồng ở các năm 1991 và 1993.
Fandi Ahmad là cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá Singapore. Ông được đào tạo ở CLB Groningen và có hơn 100 trận cho ĐTQG Singapore. Fandi Ahmad từng giúp Singapore tiến tới trận chung kết SEA Games 1983 nhưng thất bại trước Thái Lan. Hai năm sau, ông và các đồng đội tái hiện thành tích tương tự nhưng một lần nữa, Thái Lan đã ngăn giấc mơ vàng của Fandi Ahmad. Sau đó, Fandi Ahmad giành thêm 1 huy chương bạc ở SEA Games 1989 và 2 huy chương đồng ở các năm 1991 và 1993.

Niweat Siriwong (Thái Lan)

Niweat Siriwong khá “vô duyên” với SEA Games. Năm 1997, trung vệ này bước sang tuổi 22 và cho thấy tài năng đầy hứa hẹn. Thế nhưng, Thái Lan đã mang binh hùng trước mạnh tham dự SEA Games. Hai năm sau, Niweat Siriwong “cứng cáp” hơn nhưng lại bị triệu tập đội hình tham dự giải tiền Olympic (được tổ chức cùng thời gian tới SEA Games). Năm 2001, Niweat Siriwong lại quá tuổi tham dự SEA Games.
Niweat Siriwong khá “vô duyên” với SEA Games. Năm 1997, trung vệ này bước sang tuổi 22 và cho thấy tài năng đầy hứa hẹn. Thế nhưng, Thái Lan đã mang binh hùng trước mạnh tham dự SEA Games. Hai năm sau, Niweat Siriwong “cứng cáp” hơn nhưng lại bị triệu tập đội hình tham dự giải tiền Olympic (được tổ chức cùng thời gian tới SEA Games). Năm 2001, Niweat Siriwong lại quá tuổi tham dự SEA Games.

Kurniawan Dwi Yulianto (Indonesia)

Kurniawan Dwi Yulianto chỉ tham dự kỳ SEA Games năm 1997. Dù vậy, anh và các đồng đội ở Indonesia đã thất bại trước Thái Lan trong trận chung kết. Sau này, sự nghiệp của chân sút được kỳ vọng nhất Đông Nam Á đã không phát triển như ý bởi scanal liên quan tới ma túy.
Kurniawan Dwi Yulianto chỉ tham dự kỳ SEA Games năm 1997. Dù vậy, anh và các đồng đội ở Indonesia đã thất bại trước Thái Lan trong trận chung kết. Sau này, sự nghiệp của chân sút được kỳ vọng nhất Đông Nam Á đã không phát triển như ý bởi scanal liên quan tới ma túy.

Sundramoorthy (Singapore)

Huyền thoại Singapore, Sundramoorthy cùng thời với Fandi Ahmad. Đó là thế hệ tài năng của bóng đá Singapore nhưng vô duyên với huy chương vàng SEA Games.
Huyền thoại Singapore, Sundramoorthy cùng thời với Fandi Ahmad. Đó là thế hệ tài năng của bóng đá Singapore nhưng vô duyên với huy chương vàng SEA Games.

H.Long

Dòng sự kiện: SEA Games 29