1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Vũ khí Nga khiến mọi loại tăng khiếp sợ

Dù được bảo vệ bằng lớp kính chống đạn dày tới 40cm nhưng mục tiêu vẫn dễ dàng bị đạn của súng RPG-7 xé nát.

Cuộc thử nghiệm được quân đội Nga và Kênh truyền hình Russian TV phối hợp thực hiện để kiểm tra sức chịu đựng của kính chống đạn trước sức tấn công của "sát thủ" chống tăng RPG-7 và kết quả cho thấy thật kinh ngạc.

Cụ thể, dù mục tiêu hình nộm sử dụng trong thử nghiệm được bảo vệ bằng lớp kính chống đạn dày trên 40cm, tuy nhiên trước sức công phá khủng khiếp của súng chống tăng huyền thoại RPG-7, mục tiêu đã bị xé nát và thổi bay khỏi hiện trường.

Sau khi hình ảnh cuộc thử nghiệm này được công bố, người ta mới hiểu vì sao xe tăng lại không được trang bị cửa kính. Được biết, tính từ thời điểm được chấp nhận biên chế trong quân đội Liên Xô đến nay đã ngót nghét 53 năm song giá trị sử dụng của RPG-7 vẫn không hề giảm sút.

Đạn của súng RPG-7 lao vào mục tiêu.
Đạn của súng RPG-7 lao vào mục tiêu.

Các xe tăng chiến đấu chủ lực mà RPG-7 phải đối mặt lúc đó là M-48, M-60... đã được thay thế bằng M1A2, Challenger 2, Leopard 2A6, Merkava IV. Tuy nhiên, ngay cả những chiếc xe tăng hiện đại nhất thế giới này vẫn bị RPG-7 đánh bại như thường.

Súng RPG-7 có thể không đánh bại được các xe tăng nói trên nếu tấn công trực diện từ phía trước, nhưng nếu tấn công từ 2 bên hông với sức xuyên giáp của đầu đạn lên tới 750mm thì không một loại xe tăng nào có thể sống sót.

Súng chống tăng RPG-7 có kết cấu hết sức đơn giản, cấu tạo hình ống cỡ 40mm, dài khoảng 950mm, nặng 7kg. Giữa thân phình to ra thành một buồng rộng - buồng đốt chứa liều phóng. Việc tạo thành buồng đốt này sẽ đẩy súng về phía trước.

Trên thân súng có thể lắp kính ngắm PGO-7, hoặc loại PGO-7V1 có thêm vạch chia cho đạn hạng nặng hoặc kính ngắm đêm để phục vụ cho việc tác chiến đánh đêm. Bên cạnh đó, súng còn được chế sẵn bộ thước ngắm - đầu ruồi kim loại. RPG-7 được thiết kế với nhiều loại đạn xuyên giáp diệt tăng, đạn chống bộ binh, đạn phá công sự.

Điển hình là loại đạn PG-7V đưa vào sử dụng năm 1961 có tầm bắn mục tiêu di động 250m, xuyên giáp dày 260mm; đạn 2 đầu nổ PG-7VR ra mắt năm 1988 có khả năng phá hủy xe tăng trang bị giáp phản ứng nổ ERA; đạn nhiệt áp TGB-7V chuyên diệt bộ binh nấp trong lô cốt, được ra mắt năm 1988.

Các viên đạn súng chống tăng RPG-7 đều có cỡ to hơn nòng nên chỉ lắp phần đuôi vào nòng súng RPG-7. Khi bắn, liều phóng nhỏ đẩy viên đạn ra khỏi nòng 11m trước khi động cơ chính hoạt động đưa đạn PG-7 lên vận tốc 295m/s. Nếu không trúng mục tiêu, đạn sẽ bay 1.100m rồi tự hủy.

Ngoài việc tiêu diệt các xe tăng, xe bọc thép, RPG-7 còn được sử dụng để bắn hạ cả trực thăng hoạt động ở tầm thấp. Ít nhất có 3 chiếc trực thăng UH-60 Black Hawk đã bị bắn hạ bằng RPG-7 trong các hoạt động của quân đội Mỹ tại Somalia năm 2003.

Đã có những ghi nhận về việc xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 của Mỹ bị tấn công bằng RPG-7 trong chiến tranh Iraq năm 2003, mặc dù đầu đạn không thể xuyên qua được lớp giáp của xe tăng từ phía trước nhưng vụ tấn công đã gây hư hại xe tăng và buộc nó phải từ bỏ nhiệm vụ.

Ngoài ra, loại xe tăng chiến đấu chủ lực được quảng cáo là tốt nhất thế giới Merkava IV của Israel vẫn liên tục phải hứng chịu những tổn thất trước các cuộc tấn công bằng RPG-7 từ lực lượng phiến quân Hezbollah, lực lượng Hồi giáo Hamas...

Clip đạn của RPG-7 xuyên qua kính chống đạn dễ như "ăn kẹo":

Theo Tuấn Hưng

Đất Việt