1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột Israel - Hezbollah
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Chuyên gia Philippines:

VN là nạn nhân chính sách lãnh thổ hiếu chiến của Trung Quốc

(Dân trí) - Trả lời phỏng vấn báo Dân Trí, chuyên gia về Biển Đông hàng đầu của Philippines Richard Heydarian cho rằng Việt Nam là nạn nhân của chính sách lãnh thổ hiếu chiến của Trung Quốc và nhóm diều hâu trong ban lãnh đạo Trung Quốc đang chi phối chính sách này.

Chuyên gia về Biển Đông, Giáo sư Philippines Richard Heydarian

Chuyên gia về Biển Đông, Giáo sư Philippines Richard Heydarian

Trước những căng thẳng ngày một leo thang trên Biển Đông hiện nay, đặɣ biệt là Trung Quốc ngày càng có những hành động ngang ngược, hiếu chiến hơn trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, phóng viên Dân Trí đã có cuộc trao đổi tiếp với giáo sư khoa học chính trị Richard Heydarian thuộc trường đại học Ateneo De Manila,ȠPhilippines, chuyên gia nổi tiếng về Biển Đông của Philippines.

Giáo sư Hayderian đã có cuộc trả lời phỏng vấn với phóng viên Dân Trí hồi cuối tháng 5 vừa qua tại Philippines qua bài “Giáo sư Philippines: Trung Quốc đuổi theo mộng bành trướng bất chấp tất cả”. Giáo sư Hayderian cũng đã có rất nhiều bài viết về Biển Đông trên các tờ báo nổi tiếng như Asia Times<ȯi>, The New York Times, BBC, South China Morning Post, Huffington Post... và là cố vấn cho nhiều tổ chức, nghị sỹ, chính trị gia của Philippines.

PV: Vào ngày 26/5 vừa qua tàu cá Đà Nẵng của chúng tôi đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm vˠ toàn bộ sự việc đã được ngư dân trên tàu cá khác nghi lại và được phát trên truyền hình cả nước. Xin ông cho biết bình luận của mình về những diễn biến mới này?

Heydarian: Tôi cho rằng quyết định của Việt Nam tiếp tục công bố sự vɩệc, mà theo tôi được biết là bất chấp ngăn cản của Trung Quốc, là hợp lý, bởi nó cho cả thế giới thấy rõ hơn về căng thẳng nguy hiểm trên Biển Đông do quyết định đơn phương của Trung Quốc gây ra, khi triển khai một giàn khoan (Hải Dương-981-pv) vào Vùnɧ đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam và làm thay đổi hiện trạng trên thực địa qua những biện pháp cưỡng bức ngày càng rõ hơn.

Đoạn video cũng cho phép Việt Nam bảo vệ được quan điểm của mình thuyết phục hơn trước cộng đồng quốc tế, vạch trầɮ sự hiếu chiến ngày càng gia tăng trong chính sách lãnh thổ của Trung Quốc.

Theo thăm dò dư luận về khả năng kiện Trung Quốc trên báo Dân Trí của chúng tôi, trong số khoảng 220.000 độc giả tham gia, 97% ủng hộ Việt Nam kiện Trung Quốc. Từ quan điểm của một chuyên gia về Biển Đông, ông có lời khuyên gì cho chúng tôi khi kiện Trung Quốc trong vụ đâm chìm tàu vừa qua?

Khi Việt Nam chuẩn bị cáo buộc pháp lý đối với Trung Quốc, điều quan trọng là phải tổng hợp được càng ɮhiều video và bằng chứng càng tốt để chứng tỏ Việt Nam là nạn nhân của chính sách hiếu chiến của Trung Quốc. Quan trọng hơn, Việt Nam nên có kế hoạch tuyên truyền rộng rãi, tập trung hơn nữa, để cho cả thế giới thấy được Trung Quốc, chứ không phải ViệtȠNam hay các nước tuyên bố chủ quyền khác (trên Biển Đông-pv), đang làm leo thang căng thẳng và có thể là gây ra một cuộc đối đầu quân sự trên Biển Đông.

Việt Nam nên sát cánh hơn nữa cùng các nước ASEAN khác, để nêu bật nguy cơ nếu không có sự tham gia của khu vực và nếu không có hoạt động trung gian tích cực, tình hình hiện nay có thể xấu đi thành đối đầu quân sự nguy hiểm, từ đó ảnh hưởng đến toàn khu vực. Việt Nam cũng nên ủng hộ mạnh mẽ hơn nữa đối với vụ kiện “đường lưỡi bò” Trung Quốɣ của Philippines. Mục đích ở đây là để chứng tỏ Bắc Kinh không thể tiếp tục những gì đang làm mà không bị trả giá bằng cả luật pháp và ngoại giao.

Theo cách này, chúng ta có thể thuyết phục được những nhóm trung dung hơn trong ban lãnh đạo Trɵng Quốc làm giảm leo thang tình hình và loại được “nhóm diều hâu” đang gây ảnh hưởng trong chính sách lãnh thổ của Trung Quốc trong những năm gần đây.

Có vẻ như bất chấp áp lực của cộng đồng quốc tế trong thời gian qua, thái độ và hành động của Trung Quốc trên Biển Đông ngày càng hiếu chiến hơn. Đã có lo ngại nghiêm trọng trong khu vực rằng Trung Quốc có thể kéo giàn khoan xa hơn về phía nam, xuống Trường Sa hoặc có thể sẽ sớm áp đặt Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông. Philippines gần đây đã bày tỏ quan ngại về sự gia tăng của các tàu cùng hoạt động bồi đắp đất của Trung Quốc trên một số bãi ngầm, như Gạc Ma hay Bãi Chữ Thập, để biến chúng thành đảo nhânȠtạo nhằm phục vụ cho mục đích quân sự. Việt Nam, Philippines và các nước ASEAN nên làm gì để ngăn chặn hành động của Trung Quốc?

Rất mừng là Philippines và Việt Nam đã xích lại gần nhau hơn trước những hành động của Trung Quốc. Bằng cáchȠnày, hai nước có cùng quan điểm có thể tiến lên thành đối tác trong ASEAN và khu vực. Rõ ràng hai nước nên tiến tới quan hệ đối tác, xem xét diễn tập chung giữa các lực lượng trên biển của hai nước, tăng cường thêm chia sẻ thông tin về những diễn tiến ɴrên Biển Đông, và phối hợp về quan điểm ngoại giao cũng như pháp lý.

Với ASEAN, đã đến lúc phải từ bỏ quan điểm trung lập. Tình hình Biển Đông rõ ràng là rất đáng báo động và các thành viên chủ chốt của ASEAN, từ Philippines, Việt Nam tới Maɬaysia và Indonesia, tất cả đều bị ảnh hưởng bởi những diễn biến mới hiện nay.

Điều ASEAN có thể làm là xúc tiến đàm phán về một Bộ quy tắc ứng xử có tính giàng buộc về pháp lý (COC), đảm bảo sự tuân thủ của Trung Quốc và các thành viên ASEAN ȑối với Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) năm 2002. Những hành động gần đây của Trung Quốc, từ triển khai giàn khoan vào EEZ của Việt Nam và công khai thừa nhận đang xây dựng các cấu trúc trên Gạc Ma và một đảo khác trong quần đảo Trường Sa, là vi phạm rõ ràng đối với DOC. ASEAN không thể im lặng về vấn đề này. ASEAN cần phải lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa và gia tăng áp lực với Trung Quốc để nước này nhất trí đối với một cơ chế giảm leo thang ở Biển Đông và đàm phán COC.

Báɯ chí Trung Quốc gần đây đưa tin chính phủ Trung Quốc đã không cho phép các công ty nhà nước tham gia đấu thầu mới ở Việt Nam. Nếu đúng như vậy, động thái này sẽ có ảnh hưởng như thế nào?

Từ các cuộc biểu tình dẫn đến gây rối chống Trung ɑuốc gần đây ở Việt Nam, tôi nghĩ giới chức Bắc Kinh đang bị thúc ép phải “trả đũa” về mặt ngoại giao và kinh tế. Vì vậy chúng ta không nên ngạc nhiên trước quyết định của Trung Quốc, khi không cho phép các công ty nhà nước tham gia đấu thầu các dự án mới ở Việt Nam.

Là một đối tác thương mại lớn của Việt Nam, Trung Quốc rõ ràng là muốn gây tổn hại cho Việt Nam và cũng muốn gửi thông điệp tới các nước ASEAN khác, đặc biệt là Philippines, rằng họ sẽ không ngần ngại xem xét những trừng phạt qɵy mô về kinh tế. Điều này chắc chắn sẽ khuyến khích Philippines đa dạng hóa mối quan hệ thương mại và đầu tư của mình. Việt Nam cũng nên nhìn theo hướng này, tìm cách giảm phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.

Nhưng sự thật là, Trung Quốc cũng cần Việt Nam trong vấn đề kinh tế và thương mại. Việt Nam đã trở thành điểm đến mong muốn của nhiều công ty Trung Quốc, hiện đang phải đối mặt với chi phí tăng cao và bất ổn về lao động trong nước. Và các nhóm doanh nghiệp sẽ tìm cách vận động để các trừɮg phạt kinh tế chỉ có tác động giới hạn.

(Còn tiếp)

Vũ Quý