1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt:

Vì Trung - Mỹ, bán đảo Triều Tiên chưa thể có chiến tranh

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Triều Tiên thì “chơi thân” với Trung Quốc. Trong khi Hàn Quốc với Mỹ lại là cặp đồng minh chiến lược từ lâu. Nếu hai nước đứng bên bờ vực của một cuộc chiến tranh thì không ai khác, cả Mỹ và Trung Quốc đều sẽ phải đứng ngồi không yên.

Tuy rằng một thỏa thuận cấp cao giữa hai miền vừa đạt được đã giúp tháo ngòi nổ xung đột vũ trang quy mô lớn trên bán đảo Triều Tiên, nhưng theo nhiều nhà quan sát, tình hình tại đây sẽ còn những diễn biến phức tạp và khó đoán.

Mặc dù có nhiều những động thái căng thẳng có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên nhưng may mắn là điều đó đã không xảy ra. Nhưng qua sự kiện này, tương lai của mối quan hệ Hàn – Triều sẽ còn tiềm ẩn nhiều điểm phức tạp và đáng chú ý.

Để làm rõ những nguyên nhân cũng như dự đoán về tình hình trên bán đảo này, Báo Năng Lượng Mới – PetroTimes đã có cuộc trao đổi với Anh hùng LLVTND, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt – nguyên Bí thư Đảng ủy kiêm Phó Tư lệnh chính trị Quân chủng Phòng không – Không quân.

thay-gi-ve-tuong-lai-cua-hai-mien-trieu-tien-sau-cuoc-dau-phao-vua-qua

Anh hùng LLVTND, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt – nguyên Bí thư Đảng ủy kiêm Phó Tư lệnh chính trị Quân chủng Phòng không – Không quân.

Trao đổi với phóng viên, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt nhận định: “Rất may rằng một cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn giữa Hàn Quốc và Triều Tiên đã không xảy ra sau hơn 3 ngày đàm phán tích cực của đại diện hai nước”.

“Thực tế trong nhiều năm qua, những mâu thuẫn và xung đột nhỏ lẻ giữa hai miền Triều Tiên vẫn thường xuyên nổ ra nhưng không tới mức vượt quá giới hạn đỏ”, tướng Nguyễn Văn Phiệt nói.

Về nguyên nhân, theo vị tướng phòng không không quân cho rằng do những bất đồng từ hai phía.

Cụ thể, việc Hàn Quốc cho phát loa tuyên truyền công suất lớn về phía biên giới phía Bắc cũng khiến cho nhà lãnh đạo Kim Jong Un của Triều Tiên thực sự nổi giận.

Trong khi phía Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên hôm 20/8 đã cho nổ một quả mìn tại khu vực biên giới 2 nước khiến cho 2 binh sĩ Hàn Quốc bị thương nên họ mới có hành động bắn đạn pháo đáp trả.

Một điểm quan trọng nữa mà tướng Nguyễn Văn Phiệt chỉ rõ đó là hai miền Triều Tiên lại có mối quan hệ chặt chẽ với những cường quốc. Triều Tiên thì “chơi thân” với Trung Quốc. Trong khi Hàn Quốc với Mỹ lại là cặp đồng minh chiến lược từ lâu.

“Nếu căng thẳng kéo dài, hai nước đứng bên bờ vực của một cuộc chiến tranh thì không ai khác, cả Mỹ và Trung Quốc đều sẽ phải đứng ngồi không yên mà sẽ có các biện pháp can thiệp kịp thời để ổn định tình hình. Chí ít là giữ được nguyên hiện trạng như hiện nay”, vị Phó Tư lệnh cho biết.

Ngay sau khi căng thẳng nổ ra, dư luận đã thực sự quan ngại trước hàng loạt động thái của cả hai nước Hàn – Triều khi sẵn sàng đối phó với kịch bản xấu nhất.

thay-gi-ve-tuong-lai-cua-hai-mien-trieu-tien-sau-cuoc-dau-phao-vua-qua-1

Hình ảnh về sự căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên khi hai nước có những động thái triển khai binh lực cạnh khu vực biên giới của nhau.

Đội quân tàu ngầm lên tới hơn 70 chiếc của Triều Tiên đã được lệnh sẵn sàng chiến đấu cùng với việc chuyển trạng thái quân đội sang tình trạng chuẩn bị chiến tranh.

Trong khi đó, Hàn Quốc đã cùng với Mỹ bàn sẽ đưa cả máy bay ném bom chiến lược B-52 tới khu vực biên giới nhằm tình huống nổ ra chiến sự, khi mà diễn biến của cuộc đàm phán giữa hai bên còn đang diễn ra căng thẳng.

Đứng ở góc độ quân sự, Trung tướng Phiệt nhận định, tình hình trên bán đảo Triều Tiên sẽ còn những diễn biến phức tạp, khó đoán định. Nhưng chí ít trong tương lai gần, sẽ không có xung đột vũ trang quy mô lớn giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.

Ông giải thích:

Thứ nhất, xu thế chung của thế giới hiện nay là giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, đảm bảo cuộc sống của người dân.

Thứ hai, nếu hai miền giữ tình hình được ổn định như hiện nay thì cả Mỹ (đồng mình với Hàn Quốc) và Trung Quốc (nước láng giềng của Triều Tiên) sẽ đỡ phải “đau đầu” giải quyết bài toán xung đột.

“Bản chất Mỹ và Trung Quốc hiện đang ở vị thế 2 nước siêu cường về mọi mặt, lại có hệ tư tưởng và mối quan hệ khác nhau với hai miền Triều Tiên nên nếu chiến sự nổ ra, sẽ không phải điều mà hai cường quốc mong muốn” – Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt chia sẻ.

Giả thuyết về nguyên nhân sâu xa của vụ việc này, tướng Phiệt cho rằng, có thể do phía Hàn Quốc (cụ thể là bà Tổng thống Park Geun Hye) muốn tuyên truyền tới người dân Triều Tiên về chính sách hà khắc của chính phủ ông Kim Jong Un đang khiến họ phải sống khổ cực.

Trong khi, chính Hàn Quốc cũng muốn cho 2 miền được thống nhất, nhưng lại chưa có cách tiếp cận hợp lý mà cứ luôn đòi Hàn Quốc phải là hơn.

Bên cạnh đó, người hàng xóm sát nách và đồng minh của Triều Tiên là Trung Quốc cũng không hề muốn có chiến sự nổ ra trên bán đảo này.

“Nếu chiến tranh xảy ra, nó sẽ ảnh hưởng tới kinh tế của Triều Tiên và cả Trung Quốc. Nhất là trong bối cảnh thời gian vừa qua, Trung Quốc đã phải hạ giá đồng NDT xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Vì vậy, trong tương lai gần, bán đảo Triều Tiên sẽ không thể có chiến tranh được”, tướng Phiệt nhấn mạnh.

Theo Nhật Minh – Thảo Phượng

PetroTimes

Vì Trung - Mỹ, bán đảo Triều Tiên chưa thể có chiến tranh - 3

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm