1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Vì sao bán đảo Triều Tiên thoát khỏi miệng hố chiến tranh?

Trong bất kỳ cuộc khủng hoảng nào trên bán đảo Triều Tiên, các bên đều tìm cách giữ thể diện cho nhau.

Tờ The Diplomat cho rằng cuộc "khủng hoảng tháng Tám" vừa qua giữa Triều Tiên và Hàn Quốc dường như đã được tháo gỡ sau khi đạt được một thỏa thuận vào sáng nay, 25/8. Bình Nhưỡng đã đồng ý xin lỗi vì hành vi gây hấn và đổi lại, Seoul sẽ dỡ các phương tiện phát sóng tuyên truyền chống Triều Tiên dọc khu vực phi quân sự (DMZ) ngăn giữa hai nước.

Seoul nối lại các chương trình tuyên truyền này sau hơn một thập kỷ sau khi hai binh sĩ Hàn Quốc bị thương vì mìn. Sự cố nổ mìn này được coi là hành động gây hấn đầu tiên của Triều Tiên dẫn tới thương tích kể từ khi lãnh đạo Kim Jong Un lên nắm quyền.

Đối với những nhà quan sát Triều Tiên lâu năm, thường thì những giai đoạn leo thang về ngôn từ cũng như hành động kiểu vừa rồi khó có thể đẩy bán đảo Triều Tiên trở lại một cuộc chiến tổng lực. Điều có lẽ ít ai nhận ra, kể cả trước khi các cuộc đàm phán liên Triều tiến hành tại Panmunjom, đó là hành động của hai phía đều có thể quay trở lại hiện trạng ban đầu trước khi vụ nổ mìn xảy ra.

Hàn Quốc, Bình Nhưỡng, bán đảo Triều Tiên, đấu pháo

Với cả đôi bên, một giải pháp đưa ra không giúp giữ thể diện cho lãnh đạo của họ là không thể chấp nhận được. May thay, cả Seoul lẫn Bình Nhưỡng đều không có những chuỗi hành động rắn dẫn tới cảnh đôi bên không còn đường lùi. Chừng nào Seoul đáp trả Bình Nhưỡng một cách cẩn trọng thì vẫn còn chỗ để nhượng bộ mà giữ thể diện.

Và phản ứng của Seoul là rất ‘thận trọng’ dù chưa thật sự phù hợp. Thực vậy, Seoul tìm cách thử nghiệm cách tiếp cận phòng thủ ‘đáp trả không tương thích’ trong suốt cuộc khủng hoảng này.

Cách mà Hàn Quốc đáp trả loạt đạn pháo của Triều Tiên dọc biên giới nhằm vào tháp tuyên truyền là không tương xứng. Seoul đã nã khoảng 29 đến 36 loạt đạn pháo 155 ly đáp trả bốn đợt pháo ban đầu của Triều Tiên (loạt đầu tiên là pháo cỡ 14.55 ly, sau đó là ba loạt đợt cỡ 76.2 ly).

Khi làm vậy thì dù hay dù dở, Hàn Quốc đều muốn cho thấy rằng họ nghiêm túc trong việc trả đũa và sẵn sàng khiến Triều Tiên phải trả giá. Hàn Quốc càng phản ứng kiềm chế bao nhiêu thì càng thiếu thuyết phục và khiến lãnh đạo Triều Tiên mạnh tay thử gây hấn nghiêm trọng hơn.

Điều then chốt là, thỏa thuận ngày hôm nay khó có thể đạt được nếu Seoul không lên tiếng trước, đòi Triều Tiên xin lỗi về vụ nổ mìn hôm 4/8 vừa qua.

Trước khi đôi bên đấu pháo và Triều Tiên tuyên bố tình trạng gần kề chiến tranh, Seoul đã đặt ra các mục tiêu của mình. Với thỏa thuận ngày hôm nay, Seoul có thể bước ra khỏi phòng họp và hài lòng với yêu cầu nhượng bộ ban đầu, còn Bình Nhưỡng cũng làm rất tốt vụ này: chương trình tuyên truyền dọc biên giới sẽ được ngưng lại.

Và do vậy, khủng hoảng được đẩy lui: mọi thứ trở về "bình thường" trên bán đảo Triều Tiên.

Theo Lê Thu

Vietnamnet

Vì sao bán đảo Triều Tiên thoát khỏi miệng hố chiến tranh? - 2

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm