1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Vì sao kết cấu bốn bên ở Ukraine thay đổi?

Ukraine vừa phát động chiến tranh tổng lực, nhưng họ cũng là người thường xuyên rao giảng về thỏa thuận ngừng bắn và vấn đề nhân đạo.

Sự hai mặt của Kiev

Sau một tuần giao tranh quyết liệt, kết quả cuộc chiến đang thể hiện những kết quả đáng buồn cho Kiev. Dù thương vong được chia đều cho hai bên và chênh lệch không đáng kể, nhưng nó khẳng định Kiev không thể giành được thế thượng phong với Donbass.

Thậm chí, Tổng thống Ukraine Poroshenko đã phải thừa nhận rằng ly khai đã kiểm soát thêm nhiều phần diện tích, nhiều khu dân cư. Thậm chí, những ồn ào về cuộc tấn công vào Mariupol đã cho thấy ly khai đang tìm cách mở rộng cuộc chiến theo hướng phản công và đánh chiếm.

Lúc này, người lãnh đạo Kiev đã thừa nhận cần phải rút quân cho cả hai bên theo những gì thỏa thuận tại Minsk đã thống nhất. Theo đó, Tổng thống Poroshenko cho rằng cần phải rút quân khỏi các đường ranh giới. Nhưng khá khó hiểu ở chỗ, Kiev không muốn tuân theo thỏa thuận Minsk mà muốn... giữ nguyên hiện trạng.

Poroshenko đã nói: "Cần phải rút quân, nhưng không như Tổng thống Nga Putin viết trong thư mà phải dựa theo hiện trạng thực tại." Trước đó Nga đã vạch ra một kế hoạch hòa bình mà theo đó, cả hai bên Kiev, Donbass ngừng bắn và rút vũ khí hạng nặng về đường ranh giới được xác định trong thoả thuận Minsk, kèm theo một lộ trình rút lui cụ thể. Moscow đã hứa sẽ thuyết phục dân quân đồng ý với bản kế hoạch này để bảo vệ mạng sống của dân thường.
 
Cảnh tan hoang tại Donetsk

Cảnh tan hoang tại Donetsk

Nhưng Ukraine không nghe và muốn giữ nguyên hiện trạng. Điều này rất khó hiểu khi Donbass đang là người mở rộng được các diện tích kiểm soát. Giữ nguyên hiện trạng, người thiệt sẽ là Kiev chứ không phải ly khai.

Từ sự mập mờ của Ukraine, nó thể hiện hai yếu tố. Thứ nhất, Ukraine đang chịu sức ép từ Nga trong việc đòi nợ trái phiếu chính phủ và tiền mua năng lượng chưa trả đủ. Nguyên nhân của việc đòi nợ bất thường này được cho rằng xuất phát từ việc Kiev đã leo thang chiến tranh ở miền Đông.

Việc kêu gọi ngừng bắn như Poroshenko tuyên bố chỉ nhằm câu giờ và tìm kiếm hạ nhiệt trong sự thúc ép của Nga. Đó mới chi là một mặt của vấn đề. Yếu tố thứ hai, không dưng Kiev nhận thiệt về mình. Giữ nguyên hiện trạng là khởi đầu cho một lệnh ngừng bắn mới, một cuộc đàm phán mới. Hiện Kiev đang theo đuổi những biện pháp ngoại giao để đàm phán sắp tới bốn bên sẽ có sự tham gia của Mỹ, EU, Ukraine, Nga, thay vì bốn nước Đức, Pháp, Ukraine, Nga.

Kiev muốn nhắc nhở phương Tây rằng trước khi ngồi vào bàn đàm phán đó, tốt nhất họ hãy bơm thêm tiền và vũ khí để Kiev có thể mở rộng vùng kiểm soát, cô lập và xé nhỏ ly khai. Có như vậy thì mới đạt được hiệu quả trên bàn đàm phán.Một mặt Ukraine tỏ vẻ thượng tôn hòa bình để xoa dịu Nga, nhưng mặt khác, Kiev muốn phương Tây tích cực hơn các hành động viện trợ để họ theo đuổi chiến tranh một cách hiệu quả.

Vì sao phải thay đổi kết cấu bốn bên?

Trong chuyến thăm Riyadh (Saudi Arabia) ngày 25/1, Tổng thống Ukraine Poroshenko đã tiếp xúc với Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini về việc cần thiết phải đàm phán "định dạng Geneva" với sự tham gia của Mỹ, EU, Nga và Ukraine.

Như vậy, nếu sự thay đổi cơ cấu bốn bên này được thông qua, Ukraine một mũi tên trúng nhiều đích. Vừa loại bỏ được các quốc gia Đức, Pháp đang ngày càng thân thiện với Nga, vừa lôi được Mỹ - đối trọng lớn nhất với Nga vào cuộc, và tím kiếm được những sự ủng hộ mạnh mẽ hơn.
 
Ukraine đang trông chờ vào sự hiện diện tích cực của Mỹ

Ukraine đang trông chờ vào sự hiện diện tích cực của Mỹ
Có Mỹ ngồi cùng bàn trong những cuộc đàm phán, chắc chắn Kiev sẽ tự tin, thậm chí ngông cuồng hơn trong các yêu sách của mình. Điều mà Ukraine muốn thay đôi ở đây không phải là tìm kiếm thêm sự ủng hộ của EU mà là sự can dự sâu sắc từ Mỹ.

EU hiện tại đang rối như một mớ bòng bong. Còn nhớ các lãnh đạo của châu Âu, của thế giới, các nhà lãnh đạo của Hồi giáo đã tề tựu tại Paris trong một cuộc đồng hành thể hiện quyết tâm chống khủng bố. Tờ tạp chí Charlie Hebdo sau khi bị tấn công xả súng đã là lý do để tất cả các bên ngồi lại. Chỉ có điều, chính chất kết dính này đang là con dao hai lưỡi khiến từ đồng thuận trở thành mâu thuẫn.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, 70.000 người đã xuống đường biểu tình để phản đối cách mà Charlie Hebdo vẫn tiếp tục đăng những hình ảnh nhục mạ đức tin của họ. Ở Nga, Đức và nhiều quốc gia khác, phong trào phản đối của hàng nghìn tín đồ Hồi giáo cũng đang ra tăng. Đây là mâu thuẫn rất lớn mà không phải một sớm một chiều các nhà lãnh đạo phương Tây có thể giải quyết được.

Một nguy cơ khác của EU, với cuộc bầu cử ở Hy Lạp, kết quả kiểm phiếu sơ bộ của cuộc bầu cử diễn ra ngày 25/1 tại Hy Lạp cho thấy đảng phản đối chính sách khắc khổ Syriza đang trên đường hướng tới một chiến thắng lịch sử trong cuộc tổng tuyển cử này, qua đó tạo nên một tình thế đối đầu với Liên minh châu Âu (EU) về chính sách “thắt lưng, buộc bụng.”

Kết quả kiểm phiếu tại 1/4 số điểm bầu cử cho thấy đảng cánh tả Syriza giành được 35,4% phiếu bầu so với 28,9% số phiếu mà Đảng Dân chủ Mới theo đường lối bảo thủ giành được. Như vậy đồng nghĩa, Hy Lạp đã sẵn sàng rời khỏi EU. Và bất ổn tiếp tục gia tăng với khu vực này, sẽ sớm thôi, các chỉ số tín nhiệm của châu Âu nhanh chóng sụt giảm.
 
Phong trào biểu tình chống chính phủ của người Đức

Phong trào biểu tình chống chính phủ của người Đức
Ngoài ra, làn sóng mất tín nhiệm với giới lãnh đạo đang lan rộng cả châu Âu, nó diễn ra ở khắp nơi, từ Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia… Thậm chí, tại Đức – quốc gia vững mạnh nhất châu Âu lúc này còn phát sinh một phong trào “chống Mỹ hóa” rầm rộ.

Những biểu hiện đó cho thấy châu Âu đang bất ổn, từ trong đến ngoài, trên tất cả các phương diện. Một thế lực đang lâm vào bất ổn như vậy khẳng định rằng thân họ lo còn chưa xong, liệu có thể lo lắng cho ai? Đó là lý do khiến Ukraine hiểu rằng EU chỉ muốn kết thúc vấn đề của mình càng nhanh càng tốt. Đó cũng là lý do khiến Kiev muốn có sự thay đổi cơ cấu bốn bên. Lúc này, niềm tin lớn nhất của họ là Mỹ.

Mỹ có như Ukraine mong đợi?

Điều mà Kiev mong mỏi nhất lúc này là sự viện trợ quân sự từ Mỹ. Đã lâu rồi Kiev không còn sử dụng không quân để tấn công phe ly khai. Điều đó cho thấy họ không đủ chiến phí để sử dụng loại hình đắt đỏ đó khi theo đuổi cuộc chiến với Donbass.

Trong khi Donbass sắp đưa không quân giao chiến. Dù còn chắp vá, nhưng Kiev hiểu rằng miền Đông đang mạnh lên, cứ đà này, Kiev sẽ là người thủ bại và hiện trạng không bao giờ giữ nguyên như hiện tại. Sẽ là những vùng rộng lớn Slavyansk, Mariupol… được bổ sung vào danh sách của người miền Đông.

Tuy nhiên, dù có thay đổi cơ cấu bốn bên đi chăng nữa, Mỹ vẫn sẽ không khiến Ukraine được vui. Lấy dẫn chứng trong cuộc chiến chống IS. Dù được quân đội Mỹ huấn luyện, quân đội Iraq mới chỉ giành được 1% diện tích lãnh thổ đang do IS kiểm soát. Và Baghdad còn liên tiếp chỉ trích Mỹ chậm trễ trong việc gửi vũ khí cho Iraq chống IS.

Lính ly khai kiểm tra các cứ điểm mà quân Ukraine bỏ lại
Lính ly khai kiểm tra các cứ điểm mà quân Ukraine bỏ lại

Đến mối quan tâm tuyệt đối, quan tâm hàng đầu là Iraq, Mỹ còn thờ ơ như vậy, có lẽ Ukraine vẫn còn phải xếp hàng dài mới đến lượt được ban phát.

Thực tế thì tất cả vẫn nằm trong chiến lược của Mỹ. Khi một Trung Đông đang ngày càng rời xa tầm tay Washington, cách tốt nhất là reo rắc hỗn loạn, bất ổn để miếng bánh ngon đó không thuộc vào tay của kẻ thù, mà cụ thể là Iran, Nga, Trung Quốc…

Đặc biệt trong bối cảnh hiện tại, khi Mỹ và châu Âu đang ngày càng bằng mặt mà không bằng lòng. Việc duy trì mối nguy IS sẽ càng khiến EU dù thách cũng không dám bỏ Mỹ, vẫn phải ở bên Mỹ để theo đuổi cuộc chiến tranh chống khủng bố. Dù sao Mỹ vẫn là người chi nhiều nhất, vẫn là lá cờ đầu trong cuộc chiến này.

Tương tự với Iraq hay Trung Đông, tại Ukraine vào thời điểm nhạy cảm như hiện tại, điều mà Mỹ mong muốn nhất không phải là dân chủ hay thống nhất Ukraine mà là sự bất ổn.

Càng biến động, Nga sẽ càng phải chú trọng vào khu vực địa chính trị này, càng phải theo đuổi chiến phí cho ly khai, và các biện pháp trừng phạt cũng không thể được gỡ bỏ. Nga đang đau đầu với sự khủng hoảng kinh tế, và Mỹ muốn Nga không đứng dậy được trước khi Ukraine ổn định. Đó mới là cái đích mà Washington đã toan tính.

Theo Đỗ Minh Tú
Đất Việt