1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Vì sao Đức muốn Chủ tịch Trung Quốc tránh xa đài tưởng niệm người Do Thái?

(Dân trí) - Có một địa điểm mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không được chào đón trong chuyến thăm Đức: đài tưởng niệm những người Do Thái bị sát hại thời Thế chiến II ở Berlin. Vì sao vậy?

Vì sao Đức muốn Chủ tịch Trung Quốc tránh xa đài tưởng niệm người Do Thái?

Thủ tướng Đức Merkel đã từ chối đề nghị của Trung Quốc nhằm cùng ông Tập Cận Bình tới đài tưởng niệm người Do Thái.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có chuyến thăm Đức, gặp gỡ với Thủ tướng Angele Merkel và các quan chức cấp cao khác. Đây là chặng dừng chân thứ 3 trong chuyến công du châu Âu của ông Tập và một điều quan trọng là Đức hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Kinh tại châu Âu.
Tuy nhiên, có một địa điểm mà ông Tập không được chào đón trong thời gian ở Đức: đài tưởng niệm những người Do Thái bị sát hại thời Thế chiến II ở Berlin.

Tờ Der Spiegel hồi đầu tháng này đưa tin, giới chức Đức đã từ chối một đề nghị từ phái đoàn của ông Tập về một chuyến thăm chính thức đài tưởng niệm. Mặc dù Chủ tịch Trung Quốc có thể tự tới thăm khu tưởng niệm nổi tiếng, nhưng nó sẽ không nằm trong lịch trình chính thức và Thủ tướng Merkel sẽ không đi cùng ông Tập.

Việc viếng thăm đài tưởng niệm những người Do Thái thường là một phần quan trọng trong chuyến thăm Berlin của nhiều vị khách. Tạo sao ông Tập lại bị từ chối một chuyến thăm chính thức tới địa điểm này?

Theo tờ Der Spiegel, lý do không liên quan nhiều tới nạn tàn sát người Do Thái. Nguyên nhân là vì giới chức Đức lo ngại rằng họ sẽ bị lối kéo vào cuộc tranh cãi giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

Trung Quốc thường xuyên cố gắng nêu bật sự trái ngược giữa cách thức đối mặt với di sản Thế chiến II của Nhật Bản với sự hối lỗi của người Đức. Trong một bài viết đăng tải ngày 28/3, tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc viết: "Chính phủ Trung Quốc đã cố gắng nhấn mạnh với thế giới về sự trái ngược hoàn toàn giữa thái độ của Nhật Bản và Đức trong việc đối mặt với gánh nặng lịch sử sau Thế chiến II".

Một nguồn tin nói với tờ Asashi Shimbaum của Nhật rằng Đức không muốn "một quốc gia thứ 3" sử dụng đài tưởng niệm phục vụ "các mục đích ngoại giao".
 
Khu tưởng niệm những người Do Thái bị sát hại trong Thế chiến II tại Berlin.
Khu tưởng niệm những người Do Thái bị sát hại trong Thế chiến II tại Berlin.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã tới thăm đền Yasukuni, nơi thờ những người chết trong Thế chiến II của Nhật, hồi tháng 12 năm ngoái bất chấp sự phản đối từ cả Trung Quốc và Hàn Quốc. Tại Trung Quốc, sự giận dữ về các chuyến thăm đền Yasukuni thậm chí còn dẫn tới việc một chủ nhà hàng nhanh chóng trở thành "ngôi sao" trên mạng sau khi ông này cho đặt một tấm biển có dòng chữ "Đền Yasukuni" bên trên các nhà vệ sinh của nhà hàng.

Các vấn đề khác, như sự thách thức của ông Abe đối với việc các binh sĩ Nhật thời chiến sử dụng các nô lệ tình dục từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Đông Nam Á, cũng góp phần gây ra cảm giác rằng Nhật - với tư cách là một kẻ xâm lược thời chiến - từ chối xin lỗi về hành động sai trái.

Sự thiếu hòa giải giữa Nhật Bản và Trung Quốc Thế chiến II từ lâu đã trở thành một vấn đề nóng. Nhưng trong những năm gần đây, nó lại trở thành một vấn đề chính gây căng thẳng giữa 2 nước do cuộc tranh chấp lãnh thổ vì quyền đảo Senkaku/Điếu Ngư, vốn là trung tâm của hàng loạt thời khắc quân sự căng thẳng gần đây. Cả Thủ tướng Abe và Chủ tịch Tập Cận bình đều có quan điểm cứng rắn về vấn đề này, và có những lo ngại rằng cuộc tranh chấp có thể bùng phát thành một cuộc chiến.

Chuyến thăm của ông Tập tới Đức và đề nghị thăm đài tưởng niệm người Do Thái diễn ra vào thời điểm thế giới chú ý tới các cuộc tranh chấp lãnh thổ và các khu vực khó phân định địa lý. Thủ tướng Abe gần đây đã so sánh sự sáp nhập của bán đảo Crimea vào Nga với ý định của Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, gây phản ứng giận dữ từ Bắc Kinh.

Đức không muốn bị lôi kéo vào vấn đề đó, vốn khá nhạy cảm. Lịch sử có thể vô hại ở hoàn cảnh này nhưng lại có hại ở hoàn cảnh khác.

An Bình
Theo Washington Post

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm