1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Vì sao Đức chưa nhập cuộc tuần tra hàng hải cùng Mỹ ở Biển Đông?

(Dân trí) - Thủ tướng Đức Angela Merkel, người hiện tại vị nhiệm kỳ thứ 4, đang đối mặt với sức ép về một vai trò quân sự lớn hơn của Đức ở châu Âu cũng như ở nước ngoài.

Vì sao Đức chưa nhập cuộc tuần tra hàng hải cùng Mỹ ở Biển Đông? - 1

Thủ tướng Đức Angela Merkel (Ảnh: Reuters)

Theo Thời báo Hoa nam Buổi sáng, khi Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen có chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng 10 năm ngoái, bà đã rất cẩn trọng tránh đề cập trực tiếp tới Biển Đông.

Biển Đông là nơi các chính phủ phương Tây lo ngại về sự quân sự hóa nhanh chóng của Trung Quốc, nhưng nó không xuất hiện trong bài phát biểu của bà Leyen tại Đại học quốc phòng quốc gia Trung Quốc.

“Các tuyến đường biển”, bà Leyen nói, nhưng không nêu cụ thể, “cần mở cửa và không trở thành trung tâm của các cuộc tranh giảnh quyền lực”.

Vài tháng sau bài phát biểu của bà Leyen, giới chức chính phủ Đức đã mâu thuẫn về một kế hoạch nhằm điều tàu tham gia các hoạt động tự do hàng hải do Mỹ dẫn đầu ở Biển Đông.

“Các quan chức trong Bộ Giao giao đang rẽ”, một nguồn tin Berlin cho biết. Điều này cho thấy lập trường của Đức với tư cách là là cường quốc kinh tế hàng đầu tại châu Âu và có vai trò dẫn dắt khối, nhưng cũng một là quốc gia có các chính sách ngoại giao và quốc phòng bị ảnh hưởng bởi 2 cuộc thế chiến và 45 năm bị chia rẽ và ngoại giao và chính trị kể từ năm 1945.

Khác với Đức, các quốc gia châu Âu khác lại sẵn sàng “nắn gân” Bắc Kinh ở Biển Đông. Hồi tháng 9 năm ngoái, một tàu đổ bộ của Anh, HMS Albion, đã áp sát quần đảo Hoàng Sa, trong một động thái bị Trung Quốc chỉ trích là “hành động khiêu khích”.

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hồi tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cho hay Hải quân Pháp sẽ “tiếp tục hiện diện nhiều hơn 2 lần mỗi năm ở Biển Đông”.

Dù tuần trước chính phủ Đức đã bác bỏ thông tin về một kế hoạch điều các tàu hải quân Đức tới Eo biển Đài Loan, nhưng khả năng về sự hiện diện của Đức tại Biển Đông là điều có khả năng xảy ra, nhiều nguồn tin quân sự và ngoại giao tiết lộ với Thời báo Hoa nam Buổi sáng.

“Biển Đông là một vùng biển quốc tế quan trọng, và Đức là một cường quốc giao thương”, Walter Ladwig từ Khoa nghiên cứu chiến tranh tại Trường King’s College London (Anh) nhận định. “Hoàn toàn có lý khi Đức có thể muốn góp phần đảm bảo tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế, nơi luật pháp quốc tế được tôn trọng”.

Biển Đông đóng vai trò quan trọng đối với các nhà xuất khẩu Đức. Theo Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) tại Washington, hàng hóa của Đức trị giá khoảng 117 tỷ USD được vận chuyển bằng đường biển vào năm 2016, đưa Đức đứng thứ 6 về nguồn vận chuyển thương mại.

Chuyên gia: Đức cần mở rộng vai trò của quân đội

Với việc các quốc gia EU, mà Bắc Kinh xem là đối tác chiến lược, cân nhắc thành lập liên minh phòng thủ, các nhà phân tích cho rằng Thủ tướng Angela Merkel nên mở rộng vai trò của quân đội Đức.

“Sự phối hợp kiểu này cần sư hợp tác chặt chẽ hơn giữa các quốc gia thành viên, đặc biệt là với Pháp”, Bernt Berger, một chuyên gia tại Hội đồng Đức về đối ngoại, nhận định. “Pháp đã hoạt động tích cực ở Biển Đông và Đài Loan, và các sĩ quan Đức có mặt trên các tàu với tư cách là những nhà quan sát”.

Đối với Đức, di sản của hai thế chiến có thể khiến nước này có tham gia hơn vào các hoạt động ở Biển Đông cùng với Mỹ như cách mà Pháp, Anh, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và Philippines đã làm.

“Đức muốn có một nền quân đội mạnh hơn để thực hiện nghĩa vụ quốc tế, nhưng người dân Đức phản đối điều đó”, Werner Kraetschell, một người bạn của gia đình Merkel, nói với truyền thông Đức vào năm 2017.

Khoảng 2/3 cử tri Đức đã phản đối sự tham gia của nước này vào cuộc nội chiến tại Syria. Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, Đức đã giữ nguyên tắc về “một quân đội nghị viện”, trong đó cần có sự phê chuẩn của quốc hội cho các hoạt động quân sự.

Tuy nhiên, các đồng minh vẫn hi vọng Đức đóng một vai trò quân sự lớn hơn vào thời điểm khi châu Âu, cũng giống như Mỹ, lo ngại về việc Trung Quốc đang thách thức trật tự thế giới.

“Từ quan điểm của Mỹ và Pháp, nếu Đức cũng muốn tự do hàng hải, thì thông điệp cần phải có thêm sức nặng”, Mathieu Duchatel, giám đốc khu vực châu Á của viện nghiên cứu Institut Montaigne tại Paris, nhận định.

Việc liệu Đức có điều tàu tới Biển Đông hay không là một vấn đề khác. “Một động thái như vậy có nghĩa là cần điều chỉnh lại các tàu đang tham gia các hoạt động của NATO”, chuyên gia Bernt Berger, nhận định.

Các chính trị gia Đức cũng cần nhắc các lĩnh vực mà các lợi ích của châu Âu và Trung Quốc bị chồng chéo, như biến đổi khí hậu, cải cách thương mại, quản lý và xử lý khủng hoảng.

Giới chuyên gia cho rằng vì Thủ tướng Merkel thường nói thẳng về quan hệ song phương nên Berlin nhiều khả năng không đối mặt với các hậu quả ngoại giao nghiêm trọng nếu hiện diện hải quân ở Biển Đông.

“Đức là quốc gia châu Âu rất thẳng thắn trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, mà không gây tổn hại chính trị. Sự thẳng thắn của quan hệ Đức-Trung Quốc được Bắc Kinh đánh giá cao”, Mathieu Duchatel nói.

An Bình