1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Vì sao căng thẳng tăng vọt trên bán đảo Triều Tiên?

Triều Tiên và Hàn Quốc hôm 23/8 tiếp tục cuộc gặp cấp cao để xoa dịu những căng thẳng đang bùng phát giữa hai nước. Hôm trước họ đã trải qua gần 10 giờ đàm phán.

BBC dẫn thông tin từ các nhà chức trách Hàn Quốc cho biết, các trợ tá cấp cao của lãnh đạo hai nước gặp nhau tại làng đình chiến Panmunion.

Trước đó, Bình Nhưỡng dọa sẽ có "hành động quân sự mạnh mẽ" nếu Seoul không dừng ngay các chương trình phát thanh tuyên truyền ở biên giới.

Hàn Quốc, Triều Tiên, căng thẳng

Chủ tịch Kim Jong-un đã đặt các lực lượng quân sự tuyến đầu của Triều Tiên trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.

Hai bên đã nhất trí gặp nhau trở lại vào chiều Chủ Nhật để "thu hẹp bất đồng" khi các cuộc họp thâu đêm cuối cùng phải khép lại sau gần 10 giờ đàm phán. Không có sự hiện diện của bất kỳ hãng truyền thông nào.

Trước khi gặp gỡ, phía Hàn Quốc thông báo đại diện nước này là cố vấn an ninh quốc gia Kim Kwan-jin và Bộ trưởng Thống nhất Hong Yong-pyo, còn phía Triều Tiên cử các quan chức cấp cao Hwang Pyong-so và Kim Yong-gon.

Ông Hwang được đánh giá là nhân vật số 2 của Chủ tịch Kim Jong-un.

Điều gì đã xảy ra?

Theo giới phân tích, trở ngại lớn nhất là hai bên thậm chí còn không thể nhất trí được với nhau về thực tế những sự kiện dẫn tới tình trạng căng thẳng hiện nay.

Ngày 20/8, hai bên đã đấu pháo qua vùng phi quân sự mặc dù không có thông tin nào về thương vong. Bình Nhưỡng không giải thích hành động của mình nhưng một thông điệp tuần trước mà hãng thông tấn KCNA đăng tải cáo buộc nước láng giềng phía nam "khiêu khích quân sự".

Phía Seoul cáo buộc Triều Tiên chủ ý đặt mìn trên đường tuần tra của lính Hàn Quốc ở vùng phi quân sự sau vụ nổ khiến hai binh sĩ bị thương. Triều Tiên"phản pháo" những lời này là lố bịch.

Ngoài ra, việc Hàn Quốc và Mỹ tổ chức tập trận chung cũng chọc giận Triều Tiên. Nước này coi đây là màn mở đầu cho một cuộc xâm lược và dọa đáp trả bằng "sức mạnh dữ dội".

Điều gì tiếp theo?

Theo CNN, thật khó để đoán định hành động tiếp theo của Bình Nhưỡng.

Hàn Quốc, Triều Tiên, căng thẳng

Lính Hàn Quốc tuần tra ở khu vực biên giới.

Căng thẳng hiện nay chưa thể leo thang đến mức độ như năm 2013, khi một loạt vụ thử tên lửa tầm xa và vụ thử hạt nhân lần 3 của Triều Tiên đã đặt nước này vào một loạt đòn trừng phạt gay gắt hơn của Liên Hợp Quốc. Bình Nhưỡng đã phản ứng bằng liên tiếp những đe dọa nhằm vào Hàn Quốc và Mỹ.

Hiện Triều Tiên đã ra thời hạn chót yêu cầu phía Hàn Quốc phải dỡ bỏ các loa phát thanh tuyên truyền và di chuyển pháo vào các vị trí có thể bắn hạ các loa đó.

Phía Hàn Quốc đã sơ tán gần 4.000 dân khỏi các khu vực biên giới và cảnh báo sẽ "đáp trả  khắc nghiệt".

Các chiến đấu cơ của Mỹ và Hàn Quốc được triển khai thực hiện các chuyến bay theo đội hình gần biên giới.

Trong một cuộc điện đàm với người đồng cấp phía Hàn Quốc, một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ tái khẳng định "cam kết không thay đổi" của nước ông với việc bảo vệ quốc gia đồng minh châu Á.

Theo Thanh Hảo

Vietnamnet

Vì sao căng thẳng tăng vọt trên bán đảo Triều Tiên? - 3