1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Uy lực đáng gờm của "sát thủ" diệt tàu sân bay Tu-22M3

(Dân trí) - Máy bay ném bom của Nga Tu-22M3 tuy có tuổi đời đã gần nửa thế kỷ nhưng vẫn là một “thế lực" đáng gờm trên bầu trời, với khả năng đánh chìm tàu sân bay.

Uy lực đáng gờm của "sát thủ" diệt tàu sân bay Tu-22M3

Tupolev Tu-22M3 (NATO gọi là Backfire-C) là biến thể hiện đại nhất của máy bay ném bom tầm xa Tu-22M của không quân Nga cho tới thời điểm hiện tại. Tuy Tu-22M3 đã có tuổi đời hơn 40 năm khi lần đầu bay thử vào năm 1977 nhưng uy lực của dòng máy bay này vẫn khiến cho các đối thủ phải e ngại.
Tupolev Tu-22M3 (NATO gọi là Backfire-C) là biến thể hiện đại nhất của máy bay ném bom tầm xa Tu-22M của không quân Nga cho tới thời điểm hiện tại. Tuy Tu-22M3 đã có tuổi đời hơn 40 năm khi lần đầu bay thử vào năm 1977 nhưng uy lực của dòng máy bay này vẫn khiến cho các đối thủ phải e ngại.

Hiện tại Nga đang tiến hành cải tiến Tu-22M3 và trang bị thêm cho “chim sắt” này tên lửa siêu thanh tầm xa Kh-32. Theo kế hoạch, biến thể mới với tên lửa Kh-32 sẽ được bàn giao cho lực lượng không quân vũ trụ Nga vào tháng 10 năm nay. “Theo kế hoạch, máy bay Tu-22M3M với tên lửa tối tân sẽ thực hiện các nhiệm vụ tác chiến vào tháng 10 năm nay”, Tass trích một nguồn tin quốc phòng Nga, đưa tin.
Hiện tại Nga đang tiến hành cải tiến Tu-22M3 và trang bị thêm cho “chim sắt” này tên lửa siêu thanh tầm xa Kh-32. Theo kế hoạch, biến thể mới với tên lửa Kh-32 sẽ được bàn giao cho lực lượng không quân vũ trụ Nga vào tháng 10 năm nay. “Theo kế hoạch, máy bay Tu-22M3M với tên lửa tối tân sẽ thực hiện các nhiệm vụ tác chiến vào tháng 10 năm nay”, Tass trích một nguồn tin quốc phòng Nga, đưa tin.

Phi đội Tu-22M3 mà Nga đang nâng cấp gồm 20-30 chiếc dự kiến sẽ trở thành biến thể Tu-22M3M trang bị động cơ đẩy Kuznetsov NK-25 Turbofans, cho lực đẩy 50.000 pound. Thêm vào đó, tương tự như với “thiên nga” Tu-160M2 Blackjack trước đó, Tu-22M3M cũng sẽ được hiện đại hóa với hàng loạt các vũ khí mới, trong đó có tên lửa Kh-32. Tu-22M3 cũng được trang bị hệ thống radar Leninets PN-AD và hệ thống định vị/tấn công NK-45.
Phi đội Tu-22M3 mà Nga đang nâng cấp gồm 20-30 chiếc dự kiến sẽ trở thành biến thể Tu-22M3M trang bị động cơ đẩy Kuznetsov NK-25 Turbofans, cho lực đẩy 50.000 pound. Thêm vào đó, tương tự như với “thiên nga” Tu-160M2 Blackjack trước đó, Tu-22M3M cũng sẽ được hiện đại hóa với hàng loạt các vũ khí mới, trong đó có tên lửa Kh-32. Tu-22M3 cũng được trang bị hệ thống radar Leninets PN-AD và hệ thống định vị/tấn công NK-45.

Tu-22M3 có trọng lượng tối đa khi cất cảnh vào khoảng 124 tấn, sải cánh tối đa rộng 34,28 m, dài 42 m và cao 11 m. Tu-22M3 là máy bay được chế tạo theo công nghệ cánh cụp cánh xòe. Nó có thể bay với vận tốc hơn 2.300 km/h ở độ cao tối đa hơn 13.000 m.
Tu-22M3 có trọng lượng tối đa khi cất cảnh vào khoảng 124 tấn, sải cánh tối đa rộng 34,28 m, dài 42 m và cao 11 m. Tu-22M3 là máy bay được chế tạo theo công nghệ cánh cụp cánh xòe. Nó có thể bay với vận tốc hơn 2.300 km/h ở độ cao tối đa hơn 13.000 m.

Việc bổ sung thêm Kh-32 sẽ trao cho phiên bản nâng cấp của Tu-22M3 khả năng tấn công đầy uy lực, không chỉ chống hạm, mà còn có thể tấn công mọi khí tài quân sự chiến lược khác. Trong khi tên lửa tiền nhiệm Kh-22 có khả năng bắn hạ tàu sân bay, thì Kh-32 thậm chí có thể tấn công vào cầu, căn cứ quân sự, các nhà máy điện và những công trình quy mô lớn ở khoảng cách rất xa. Với vận tốc ấn tượng, khi bắn ra Kh-22 sẽ giống như một viên đạn khổng lồ bắn xuyên qua vỏ tàu sân bay tạo thành 1 lỗ đường kính 5 m, đi vào sâu 12 m. Đầu đạn nặng 1 tấn sẽ phát nổ sau đó và khiến toàn bộ phía trong tàu nổ tung và chìm xuống. Kh-22 có thể bắn chìm 1 tàu khu trục chỉ bằng 1 phát bắn duy nhất và chôn vùi tàu sân bay chỉ bằng 2-3 phát bắn trúng đích.
Việc bổ sung thêm Kh-32 sẽ trao cho phiên bản nâng cấp của Tu-22M3 khả năng tấn công đầy uy lực, không chỉ chống hạm, mà còn có thể tấn công mọi khí tài quân sự chiến lược khác. Trong khi tên lửa tiền nhiệm Kh-22 có khả năng bắn hạ tàu sân bay, thì Kh-32 thậm chí có thể tấn công vào cầu, căn cứ quân sự, các nhà máy điện và những công trình quy mô lớn ở khoảng cách rất xa. Với vận tốc ấn tượng, khi bắn ra Kh-22 sẽ giống như một viên đạn khổng lồ bắn xuyên qua vỏ tàu sân bay tạo thành 1 lỗ đường kính 5 m, đi vào sâu 12 m. Đầu đạn nặng 1 tấn sẽ phát nổ sau đó và khiến toàn bộ phía trong tàu nổ tung và chìm xuống. Kh-22 có thể bắn chìm 1 tàu khu trục chỉ bằng 1 phát bắn duy nhất và chôn vùi tàu sân bay chỉ bằng 2-3 phát bắn trúng đích.

Dù phía Nga mô tả Kh-32 là tên lửa hành trình siêu thanh tầm xa, vũ khí này có rất nhiều đặc điểm giống như tên lửa đường đạn khí động (aero-ballistic). Được trang bị động cơ lỏng, Kh-32 có thể bay lên độ cao 39 km, trước khi chuyển hướng lao thẳng xuống mục tiêu. Theo phía Nga, tốc độ của Kh-32 là Mach 5 (6.200 km/h), tầm bay trên 1.000 km. Kh-32 được dẫn đường bằng hệ thống kết hợp giữa hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GLONASS và radar chủ động.
Dù phía Nga mô tả Kh-32 là tên lửa hành trình siêu thanh tầm xa, vũ khí này có rất nhiều đặc điểm giống như tên lửa đường đạn khí động (aero-ballistic). Được trang bị động cơ lỏng, Kh-32 có thể bay lên độ cao 39 km, trước khi chuyển hướng lao thẳng xuống mục tiêu. Theo phía Nga, tốc độ của Kh-32 là Mach 5 (6.200 km/h), tầm bay trên 1.000 km. Kh-32 được dẫn đường bằng hệ thống kết hợp giữa hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GLONASS và radar chủ động.

Ngoài Kh-32, Tu-22M3M còn được trang bị pháo tự động 23mm GSh-23 ở đuôi máy bay và tên lửa tấn công mặt đất Kh-15, cùng hàng loạt các loại bom (tối đa khoảng gần 70 quả FAB-250). Dù có kích thước nhỏ hơn hẳn Tu-160 và Tu-95 nhưng máy bay này vẫn có khả năng mang tới 24 tấn vũ khí.
Ngoài Kh-32, Tu-22M3M còn được trang bị pháo tự động 23mm GSh-23 ở đuôi máy bay và tên lửa tấn công mặt đất Kh-15, cùng hàng loạt các loại bom (tối đa khoảng gần 70 quả FAB-250). Dù có kích thước nhỏ hơn hẳn Tu-160 và Tu-95 nhưng máy bay này vẫn có khả năng mang tới 24 tấn vũ khí.

Trong cuộc chiến chống khủng bố tại Syria, các máy bay Tu-22M3 của không quân Nga đã thể hiện tính hiệu quả vượt trội khi đã thực hiện hàng loạt nhiệm vụ chôn vùi các sào huyệt khủng bố với sự trợ giúp của các máy bay chiến đấu như Su-30SM và Su-35S. Chính các chuyên gia Mỹ sau khi quan sát khả năng tấn công ấn tượng của Tu-22M3 ở Syria cũng phải thừa nhận rằng đây là một trong những máy bay nguy hiểm nhất trong không quân Nga và Washington dường như chưa có một máy bay ném bom nào có khả năng tương tự Tu-22M3.
Trong cuộc chiến chống khủng bố tại Syria, các máy bay Tu-22M3 của không quân Nga đã thể hiện tính hiệu quả vượt trội khi đã thực hiện hàng loạt nhiệm vụ chôn vùi các sào huyệt khủng bố với sự trợ giúp của các máy bay chiến đấu như Su-30SM và Su-35S. Chính các chuyên gia Mỹ sau khi quan sát khả năng tấn công ấn tượng của Tu-22M3 ở Syria cũng phải thừa nhận rằng đây là một trong những máy bay nguy hiểm nhất trong không quân Nga và Washington dường như chưa có một máy bay ném bom nào có khả năng tương tự Tu-22M3.

National Interest nhận định, phiên bản mới Tu-22M3M trở lại vào tháng 10 sẽ tiếp tục là một “thế lực” trên bầu trời mà mọi đối thủ đều phải dè chừng.
National Interest nhận định, phiên bản mới Tu-22M3M trở lại vào tháng 10 sẽ tiếp tục là một “thế lực” trên bầu trời mà mọi đối thủ đều phải dè chừng.

Đức Hoàng

Ảnh: Sputnik