1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Ukraine tuyên bố bắn hạ UAV "tàng hình" của Nga tại Kherson

Tùng Nguyễn

(Dân trí) - Quân đội Ukraine tuyên bố đã bắn hạ một UAV "tàng hình" ZALA của Nga.

Ukraine tuyên bố bắn hạ UAV tàng hình của Nga tại Kherson - 1

Một tổ hợp tên lửa phòng không Osa của quân đội Ukraine (Ảnh: AFP).

Trong tuyên bố cập nhật tình hình chiến sự hôm 8/5, Bộ Tư lệnh Không quân Ukraine cho biết lực lượng phòng không nước này đã bắn hạ 3 máy bay không người lái (UAV) của Nga trên không phận khu vực Kherson.

Bên cạnh 2 UAV cảm tử Lancet, phía Ukraine khẳng định lực lượng phòng không nước này đã tiêu diệt một UAV ZALA, loại UAV được quân đội Nga tuyên bố là "tàng hình trước mọi hệ thống tác chiến của đối phương".

UAV ZALA 421-16E HD của Nga là dạng máy bay không người lái kích thước nhỏ gọn, được chế tạo từ vật liệu composite. Động cơ điện của thiết bị này có cấu tạo đặc biệt, giúp UAV ZALA phát ra ít tiếng ồn và có độ tương phản yếu, kể cả khi nhìn bằng mắt thường cũng như khi đi vào dải tần hồng ngoại và dải tần radar.

Ukraine tuyên bố bắn hạ UAV tàng hình của Nga tại Kherson - 2

Một UAV tàng hình ZALA của Nga (Ảnh: ZALA Aero Group).

Điều điểm mạnh của ZALA là việc UAV này không bị thiết bị dẫn đường bằng tia hồng ngoại của hệ thống phòng không di động đánh chặn, qua đó giúp nó thực hiện các chức năng như một trinh sát viên trên không. Thời gian hoạt động trên không của ZALA có thể kéo dài hơn 4 giờ, với cự ly 75km. UAV ZALA được trang bị camera có độ phân giải cao, có thể xử lý ảnh và thông tin video ngay khi đang bay.

Cũng trong ngày 8/5, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Mariusz Blaszczak xác nhận quân đội nước này đã chuyển giao 10 tiêm kích MiG-29 cho Không quân Ukraine.

"Chúng tôi đã chuyển giao 10 tiêm kích MiG-29 cho phía Ukraine", ông Blaszczak nói trong cuộc trả lời phỏng vấn với kênh TVP của Ba Lan.

Ukraine tuyên bố bắn hạ UAV tàng hình của Nga tại Kherson - 3

Tiêm kích MiG-29 của Không quân Ukraine (Ảnh: Defense Express).

Trước đó, vào ngày 13/4, chính phủ Đức đã bật đèn xanh cho phép Ba Lan xuất khẩu các tiêm kích MiG-29 cũ thuộc biên chế Không quân Đông Đức mà Berlin từng chuyển cho Warsaw sang Ukraine.

Theo các chuyên gia, tuy đã cũ, MiG-29 vẫn được đánh giá là rất phù hợp với điều kiện tác chiến của Ukraine tại thời điểm hiện tại. Các phi công Ukraine đã có kinh nghiệm chiến đấu lâu năm với dòng máy bay này. Vì vậy, các tiêm kích MiG-29 do Ba Lan và Slovakia viện trợ có thể sẽ được đưa vào tham chiến ngay lập tức mà không cần trải qua quá trình huấn luyện chuyển loại.

Ông James Black, trợ lý giám đốc nghiên cứu về quốc phòng an ninh tại trung tâm nghiên cứu Rand Corporation của Mỹ, nhận định việc nhận thêm máy bay MiG-29 "chắc chắn có lợi" vì nó làm tăng độ hiện diện trên không và giúp giảm bớt áp lực bảo trì cho quân đội Ukraine.

"Thời gian nhận máy bay đặc biệt cấp bách đối với Kiev vì lợi thế trên không sẽ giúp ích rất nhiều trong các cuộc tấn công dự kiến vào mùa xuân và mùa hè", ông Black nói thêm.

Đồng quan điểm với ông Black, nhà nghiên cứu Justin Bronk tới từ Viện nghiên cứu Royal United Services Institute của Anh khẳng định các tiêm kích MiG-29, với khả năng cất hạ cánh trên các đường băng dã chiến, sẽ là một mảnh ghép hoàn hảo nhằm giúp Không quân Ukraine tăng cường năng lực tác chiến trong chiến dịch phản công sắp tới.

Theo Ukrainska Pravda

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm