1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Ukraine lâm vào "cuộc xung đột đóng băng"

Cựu chỉ huy Bộ Tư lệnh của Mỹ ở châu Âu và cựu Tổng tư lệnh quân đồng minh của NATO – ông James Stavridis cho biết, thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine khó có thể giữ được, và tình hình ở miền Đông Ukraine có thể trở thành một cuộc xung đột đóng băng.

Ông Stavridis phát biểu vào hôm thứ Ba (17-2) rằng: “Dự đoán của tôi là chúng ta đang tiến tới một cuộc xung đột đóng băng khác, tương tự như các cuộc xung đột Georgia-Nam Ossetia-Abkhazia; Moldova-Transnistria; Cyprus và Nagorno-Karabakh. Hy vọng rằng chúng ta có thể tiến tới việc dùng ngoại giao để đàm phán thay vì sử dụng bạo lực”.

Vào thứ năm tuần trước, các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, Nga và Ukraine đã đạt được một thỏa thuận tại thủ đô Minsk của Belarus nhằm thực hiện lệnh ngừng bắn ở miền đông Ukraine, qua đó mở đường cho một giải pháp chính trị.

 
Ukraine lâm vào cuộc xung đột đóng băng
Ông James Stavridis cho rằng thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine khó có thể giữ được, và tình hình ở miền Đông Ukraine có thể trở thành một cuộc xung đột đóng băng
 
Theo 13 điều của thỏa thuận Minsk, lệnh ngừng bắn được cho là có hiệu lực vào đêm thứ bảy, theo đó việc rút vũ khí hạng nặng và trao đổi tù nhân sẽ diễn ra trong vòng hơn hai tuần bắt đầu từ ngày 17-2.

Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đang giám sát thỏa thuận ngừng bắn và việc rút vũ khí hạng nặng. Gần ba ngày sau thỏa thuận ngừng bắn, OSCE báo cáo rằng thỏa thuận “đã được tôn trọng mặc dù gặp phải một số sự cố" ở Sieverodonetsk, Luhansk, Debaltseve và Donetsk. Cuộc chiến diễn ra rất dữ dội xung quanh khu vực đường sắt chiến lược bao quanh thành phố Debaltseve. Stavridis giải thích rằng tình hình chiến lược ở Debaltseve là một vấn đề. Đây là nơi có gần 7.000 binh sĩ người Ukraine bao vây.

Ông nói rằng: “Lực lượng quân đội Ukraine phải được cho phép giữ nguyên vị trí mà không vướng phải sự cản trở nào như trong thỏa thuận đã nêu. Nhưng phía Nga sẽ thúc đẩy việc bắt giữ hoặc là rút quân. Tôi nhận thấy rằng thỏa thuận ngừng bắn rất khó giữ, không may là tình trạng đổ máu có thể diễn ra nhiều hơn trước”
Vị cựu tư lệnh của NATO cho rằng việc thực hiện thỏa thuận ngừng bắn và đạt được một giải pháp ở Ukraine chủ yếu phụ thuộc vào Nga và những người ủng hộ độc lập ở miền đông Ukraine.
Ông nói thêm: “Thời gian qua NATO đã cung cấp bằng chứng không thể chối cãi về sự hiện diện của các hệ thống vũ khí hạng nặng của Nga. Nga nên rút các lực lượng quân đội, lực lượng huấn luyện quân sự, và các thiết bị hạng nặng của mình ngay lập tức”. Chừng nào lực lượng của Nga còn hiện diện ở Ukraine thì cơ hội cho giải pháp bằng hòa bình và ngoại giao còn thấp.

Nga đã nhiều lần phủ nhận bất kỳ sự tham gia nào vào các cuộc khủng hoảng Ukraine, trong đó có các cáo buộc rằng họ đã cung cấp vũ khí cho những người ủng hộ độc lập ở miền đông Ukraine.

Stavridis nói rằng, mặc dù có những bất đồng với Nga nhưng các nước phương Tây không hề có tình trạng Chiến tranh Lạnh với Nga, và sẽ không có cuộc đối đầu quân sự nào giữa Nga và NATO.
Stavridis kết luận: “Chúng ta cần ngoại giao bằng các biện pháp trừng phạt cứng rắn và thống nhất, bảo đảm cho các quốc gia châu Âu khác có thể trở thành mục tiêu, đặc biệt là các nước ở vùng Baltic, và hỗ trợ cho Ukraine trong cuộc khủng hoảng này. Trên hết, chúng ta phải giữ liên lạc và sự trao đổi với điện Kremlin để không làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn”.

Một thỏa thuận ngừng bắn trước đó ký tại Minsk vào tháng 9-2014 đã thất bại khi cuộc chiến nổ ra giữa lực lượng Chính phủ và những người ủng hộ độc lập. Khu vực chịu sự kiểm soát của của lực lượng độc lập này đã được mở rộng. Theo Liên Hợp Quốc, hơn 5.300 người đã thiệt mạng trong gần 9 tháng giao tranh ở miền đông Ukraine.
 
Theo Ánh Ngọc
Pháp luật TPHCM

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm