Tướng Từ Tài Hậu (Trung Quốc): Vẫn bị làm rõ tội trạng
Mặc dù thông tin của Tân Hoa xã rất ngắn gọn: Ngày 15/3, do ung thư bàng quang giai đoạn cuối, di căn toàn thân, khiến chức năng của nhiều cơ quan bị suy kiệt, không thể cứu chữa, nên ông Từ Tài Hậu đã qua đời tại bệnh viện, nhưng từ đó đến nay giới truyền thông trong và ngoài Trung Quốc vẫn tiếp tục đề cập tới cái chết của cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Ngày 16/3, trang web của tờ Giải phóng quân coi cái chết của ông Từ Tài Hậu đánh dấu sự kết thúc của một “cuộc đời đáng hổ thẹn và khinh bỉ”. Và quân đội sẽ tiếp tục điều tra những vụ án tham nhũng có liên quan đến ông Từ Tài Hậu. Sau khi bị đưa ra ánh sáng, ông Từ Tài Hậu được coi là biểu tượng cho nạn tham nhũng trong quân đội, một trong những thành trì khó đụng tới nhất ở Trung Quốc.
Tướng Từ Tài Hậu
Dư luận cũng quan tâm tới thời điểm thông báo cái chết của ông Từ Tài Hậu. Bởi có người nói, ông Từ Tài Hậu chết theo chỉ định. Ngày 7/3, trên các trang mạng xã hội Trung Quốc đã lưu truyền tin, ông Từ Tài Hậu đã chết tại Bệnh viện Quân y 301 vào lúc 10 giờ 9 phút. Sáng sớm ngày 8/3, một người dùng Internet Trung Quốc viết bình luận trên tài khoản Weibo của Tân Hoa xã: “Ông Từ Tài Hậu đã chết theo quy định". Nhưng bình luận này đã ngay lập tức bị xóa. Sáng 12/3, Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao Trung Quốc đã báo cáo trước Quốc hội về vụ trọng án liên quan đến 28 quan chức cấp cao, bao gồm Chu Vĩnh Khang và Từ Tài Hậu.
Thứ ba, chuyển hướng điều tra. Theo tờ South China Morning Post, cái chết của ông Từ Tài Hậu sẽ chuyển hướng điều tra tham nhũng sang cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Quách Bá Hùng. Hơn 7 tháng trước (12/8/2014), Trung tâm Thông tin về nhân quyền và dân chủ có trụ sở tại Hongkong cho biết, ai muốn thăng chức đều phải được ông Từ Tài Hậu và ông Quách Bá Hùng chấp thuận. Thông tin cho biết, 2 cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương kể trên đều nhận hối lộ hàng triệu USD để “giúp” cho hàng trăm người thăng quan tiến chức trong quân đội.
Thứ tư, quyết tâm kiểm soát quân đội. Ngày 13/3, tờ Đa Chiều dẫn lời Thượng tướng Lưu Nguyên, Chính ủy Tổng cục Hậu cần quân đội cho rằng, cuộc chiến chống tham nhũng phải được tiến hành nghiêm ngặt theo đúng thể chế. Và nếu không có ông Tập Cận Bình, quân đội sẽ khó cứu vãn. Gần 3 năm trước (tháng 4/2012), Chính ủy Tổng cục Hậu Cần quân đội Lưu Nguyên, người được coi là bạn thân của ông Tập Cận Bình từng có một loạt bài phát biểu nhằm thẳng vào nạn tham nhũng trong quân đội.
Ngày 11/3, tờ South China Morning Post cho rằng, Chủ tịch Tập Cận Bình đã quyết tâm kiểm soát quân đội sau khi ông chứng kiến người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào từng bị 2 thuộc cấp Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng “khống chế”. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates từng cho rằng, ông Tập Cận Bình kiểm soát quân đội tốt hơn so với người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào. Trước đó (23/1), tờ New York Times từng cho rằng, Chủ tịch Tập Cận Bình “xử chém” hổ tướng Từ Tài Hậu để dằn mặt những người chống đối ông trong quân đội.
Thứ năm, khép lại nguy cơ phản kháng. Theo nhận định của tờ Wall Street Journal, cái chết của ông Từ Tài Hậu đã “khép lại nguy cơ phản kháng” của giới quân sự đối với chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Trong số những người từng hối lộ ông Từ Tài Hậu, đáng quan tâm nhất là cựu Trung tướng Cốc Tuấn Sơn, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần quân đội. Theo tờ South China Morning Post, ông Cốc Tuấn Sơn từng tặng con gái ông Từ Tài Hậu một thẻ tín dụng trị giá 20 triệu NDT làm quà cưới. Và theo lời khai của Cốc Tuấn Sơn, ông ta từng hối lộ ông Từ Tài Hậu 40 triệu NDT (hơn 6 triệu USD) để “chạy án”, nhưng bất thành.
Phải tới khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, vụ án tham nhũng của Cốc Tuấn Sơn và Từ Tài Hậu mới có những bước đột phá.