1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Trung Quốc tham vọng trở thành cường quốc biển toàn cầu

Những năm gần đây, lãnh đạo Trung Quốc đầu tư nhiều cho công tác hậu cần hải quân với tham vọng trở thành cường quốc biển toàn cầu.

Trong giai đoạn từ khi thành lập vào năm 1949 cho đến khi xảy ra khủng hoảng eo biển Đài Loan vào năm 1996, hải quân Trung Quốc tập trung vào việc ngăn ngừa hòn đảo Đài Loan chính thức tuyên bố trở thành một quốc gia độc lập. Mục tiêu này không đòi hỏi phải có những hoạt động cự ly xa cần đến năng lực tiếp tế ngay trên biển. 

Tuy nhiên Bắc Kinh hiện nay đã tuyên bố vị thế của mình là một cường quốc hàng hải toàn cầu.

trung quoc tham vong tro thanh cuong quoc bien toan cau hinh 0

Tàu quân sự Trung Quốc. (Ảnh: Flickr)

Người ta thường nói, kẻ nghiệp dư nói về chiến thuật, còn người chuyên nghiệp nói về hậu cần. Có vẻ như cuối cùng thì ban lãnh đạo của Hải quân thuộc Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc cũng đã hiểu được vai trò thiết yếu của hậu cần đối với một lực lượng quân sự hiệu quả. Chương trình hiện đại hóa hiện nay của Quân giải phóng Trung Quốc có từ giữa thập niên 90 của thế kỷ trước nhưng cho đến nay chương trình này vẫn chưa đạt được mục tiêu mở rộng năng lực cung ứng trên biển.

Trước khi sang thế kỷ 21, hải quân Trung Quốc chỉ có một tàu chở dầu do Liên Xô chế tạo và 2 tàu chở dầu lớp Fuqing tương đối hạn chế. Tàu cung ứng Komandarm lớp Fedko thời cũ bắt đầu được chế tạo ở Ukraine năm 1989 và được Trung Quốc mua vào năm 1992. Tàu này gia nhập đội tàu của hải quân Trung Quốc vào năm 1996 và mang tên Qinghai-Hu. Đó là một con tàu lớn có độ giãn nước tới 37.000 tấn.

Qinghai-Hu có 4 trạm cung ứng và một boong bay nhỏ cùng một nhà chứa cho phép vận hành một máy bay trực thăng vận tải Z-8. Con tàu này được cho là có công suất yếu, nhưng trên thực tế vẫn đã hỗ trợ được ít nhiều cho các tàu triển khai về hướng Guam và trong các chiến dịch chống cướp biển ở vịnh Aden.

Hai tàu lớp Fuqing gia nhập hải quân Trung Quốc trong các năm 1980-1982 có mức giãn nước 21.000 tấn. Các tàu này được trang bị 4 trạm tiếp nhiên liệu nhưng năng lực cung ứng rất hạn chế. Tàu có một boong bay nhỏ nhưng không có nhà chứa dành cho máy bay – điều này làm giảm đáng kể khả năng triển khai trực thăng.

Việc Bắc Kinh trước năm 2005 không chú ý đến năng lực tiếp nhiên liệu thể hiện rõ ở thực tế là họ đã chế tới 4 tàu lớp Fuqing vào thập niên 1980 nhưng đã bán một chiếc cho Pakistan vào năm 1988 và dùng chiếc thứ 4 cho hoạt động thương mại.

Tàu chở dầu Fuchi là những tàu tiếp nhiên liệu trên biển hiện đại đầu tiên của hải quân Trung Quốc. Hai tàu phiên bản cải tiến của Fuchi đã gia nhập hạm đội Trung Quốc vào năm 2014.

Tàu lớp Fuchi cải tiến hiện nay trong hải quân Trung Quốc có 4 trạm tiếp nhiên liệu và 2 trạm chuyển hàng, nhờ đó cung cấp khả năng cung cấp lượng lớn hàng hóa khô và thiết bị quân sự trên biển. Do vậy các tàu này nên được coi là tàu chở dầu cung ứng. Đây là loại tàu cần có để hỗ trợ các hoạt động tầm xa, mặc dù chúng có kích thước tương đối nhỏ, chỉ vào khoảng 22.000 tấn.

Hải quân Trung Quốc vào năm 2015 sở hữu 7 tàu cung ứng trên biển. Ít nhất một tàu lớp Fuchi nữa chuẩn bị gia nhập hạm đội Hải quân Trung Quốc. Dự kiến hải quân Trung Quốc sẽ chi thêm tiền để có thêm tàu loại này hoặc cải tiến các tàu đó.

Tàu tiếp tế trên biển của hải quân Trung Quốc đã chứng minh năng lực của mình trong việc tiếp nhiên liệu phía sau tàu và dọc theo tàu.

Ngoài ra, các con tàu đó còn có boong cho máy bay trực thăng, dù chỉ tàu Qinghai-Hu và Fuchi được trang bị nhà chứa cho các trực thăng hậu cần Z-8.

Nhận thức của Trung Quốc về tầm quan trọng của hỗ trợ hậu cần cho các hoạt động viễn dương của hải quân Trung Quốc còn được thể hiện trong động thái của nước này thiết lập một cơ sở tương đối lâu dài ở Djibouti. Việc lập ra một hệ thống hậu cần hải ngoại như thế sẽ hỗ trợ hơn là thay thế các tàu cung ứng trên biển.

Số lượng ngày càng tăng các tàu cung ứng trên biển trong hạm đội Trung Quốc cũng sẽ cho phép hải quân nước này triển khai tàu sân bay ở mức độ lớn hơn.

Hoạt động của tàu sân bay đòi hỏi sự hiện diện gần như liên tục của các tàu cung ứng trên biển, chủ yếu để cung ứng nhiên liệu phi cơ và vũ khí đạn dược... cũng như tiếp nhiên liệu cho các tàu khu trục hộ tống.

Hải quân Trung Quốc trong năm 2015 có một lực lượng tàu cung ứng trên biển đủ để hỗ trợ các hoạt động viễn dương liên tục.

Chi phí quốc phòng gia tăng đã phản ánh việc Bắc Kinh ghi nhận nhu cầu cải thiện năng lực cung ứng trên biển. Trung Quốc sẽ tiếp tục chế tạo thêm tàu cung ứng trên biển để hỗ trợ tốt hơn cho các hoạt động cung ứng cũng như các hoạt động của hàng không mẫu hạm./.

Theo Trung Hiếu/VOV.VN/National Interest

Trung Quốc tham vọng trở thành cường quốc biển toàn cầu - 2