1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Khi Trung Quốc dùng tiền "mua" tham vọng toàn cầu

Đầu tư hàng tỉ USD ra nước ngoài, Trung Quốc (TQ) muốn dùng sức mạnh kinh tế để xây dựng các đồng minh ngoại giao và đảm bảo nguồn cung tài nguyên tự nhiên khắp thế giới.

Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã khiến Ecuador chao đảo vì giá dầu giảm mạnh. Nước này tìm đến TQ như để lấp chỗ trống từ các thị trường truyền thống. PetroChina đã cho tập đoàn dầu khí Petroecuador mượn 1 tỉ USD tháng 8/2009 trong 2 năm với lãi suất 7,25%.

Đổi lại, PetroChina và Sinopec, hai công ty dầu khí nhà nước TQ cùng nhau bơm khoảng 25% trong tổng số 560.000 thùng/ngày sản xuất tại Ecuador. Ngoài lợi ích xuất khẩu, các công ty TQ còn thu được từ 25-50 USD tiền phí từ Ecuador cho mỗi thùng dầu họ bơm.

TQ, đầu tư, ngân hàng, năng lượng, dầu khí

Nhà máy thủy điện có gần 1.000 kỹ sư và công nhân TQ đang xây dựng ở Ecuador. (Ảnh: nytimes)

Không chỉ Ecuador, vai trò người mua dầu lớn nhất thế giới đã khiến TQ có những lợi thế đáng kể. Họ tìm cách sở hữu các mỏ dầu nước ngoài để đảm bảo nguồn cung ổn định. Những năm gần đây, các công ty dầu khí quốc doanh TQ đã mua cổ phần lớn trong hoạt động khai thác ở Cameroon, Canada, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Iraq, Nigeria, São Tomé và Príncipe, Sudan, Uganda và Venezuela.

TQ từ chỗ phải đón nhận các công ty, nhà đầu tư nước ngoài kể từ khi mở cửa nền kinh tế cuối những năm 1970, thì tới nay lại là nước sản xuất nhiều hơn bất kỳ nước nào. Tốc độ tăng trưởng đòi hỏi TQ phải nhìn xa hơn ngoài biên giới để đáp ứng nhu cầu phát triển. Dầu là ưu tiên số một. Theo Derek Scissors, nhà phân tích tại viện doanh nghiệp Mỹ, các dự án năng lượng chiếm tới 2/5 tổng mức đầu tư nước ngoài 630 tỉ USD của TQ trong thập niên qua.

Các công ty TQ cũng trở thành trung tâm trong làn sóng xây dựng toàn cầu với nguồn tiền chủ yếu đến từ ngân hàng TQ. Họ xây các nhà máy điện ở Serbia, xi măng và kính ở Ethiopia, nhà ở cho người thu nhập thấp ở Venezuela và hệ thống dẫn khí tự nhiên tại Uzbekistan. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của TQ - tiền chi vào đất đai, nhà máy, hoạt động kinh doanh ở nước ngoài - đã vượt Nhật, đứng thứ hai chỉ sau Mỹ.

Mở rộng tầm với

Trong nhiều thập niên qua, TQ đã trở thành người chơi quan trọng với kinh tế thế giới và nay nước này muốn sử dụng sức mạnh tài chính của mình để tạo dựng lòng tin và theo đuổi mục tiêu trở thành một siêu cường toàn cầu.

Khi cán cân tài chính thay đổi, TQ đã ráo riết sử dụng sức mạnh kinh tế để lôi kéo các đồng minh ngoại giao, thúc đẩy vai trò đồng bản tệ và đảm bảo các nguồn tài nguyên tự nhiên cần cho tăng trưởng. Đây là một giai đoạn mới. Khi nước này trở nên giàu có và nhu cầu tăng cao, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình cùng đội ngũ lãnh đạo đã theo đuổi chính sách mở rộng tấm với của TQ trên toàn cầu.

Đồng nhân dân tệ của TQ được dự báo sớm trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu, ngang hàng với đô la, euro, bảng Anh, yên Nhật. Ngân hàng phát triển TQ đã vượt qua Ngân hàng Thế giới về lĩnh vực cho vay quốc tế. Và nỗ lực của họ trong việc tạo lập một quỹ quốc tế đổ tiền cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải đã có được sự ủng hộ của 57 quốc gia, trong đó có cả những đồng minh thân cận của Mỹ.

TQ, đầu tư, ngân hàng, năng lượng, dầu khí

Công nhân TQ sống biệt lập với công nhân bản địa. (Ảnh: nytimes)

Khi thị trường chứng khoán lao dốc thì tham vọng của TQ không thay đổi. Họ có gần 4 nghìn tỉ USD dự trữ ngoại hối và xác định đầu tư ở nước ngoài để tìm kiếm lợi nhuận cũng như khuếch trương ảnh hưởng.

Tuy nhiên, việc phô diễn sức mạnh tài chính cũng khiến TQ trở nên dễ tổn thương. Trở thành đầu máy tăng trưởng toàn cầu, TQ cũng nhận lấy nhiều rủi ro mới khi kết giao với các thị trường bất ổn và các lực lượng kinh tế vượt ngoài tầm kiểm soát.

Ở khá nhiều trường hợp, TQ đã đi vào những nơi mà phương Tây còn do dự, kể cả về lý do tài chính, chính trị hay cả hai. Danh sách các "con nợ" của TQ ở châu Phi và Trung Đông hầu như là các nền chính trị bất ổn hay khó khăn về kinh tế như Yemen, Syria, Sierra Leone và Zimbabwe.

Ở vị trí "trên cơ", TQ buộc các nước chơi theo luật chơi của họ. Rất nhiều nước đang phát triển, để đổi lấy các khoản vay, đã chấp thuận trao cho TQ quyền khai thác nguồn tài nguyên của mình trong nhiều năm. TQ nắm giữ gần 90% lượng dầu xuất khẩu của Ecuador để khấu trừ các khoản nợ.

Thông thường, những điều khoản mà TQ đưa ra với mỗi nước họ "đầu tư" không cố định. Nếu Ecuador hoặc nước nào đó không thể trả nợ, thì những nghĩa vụ của họ với TQ sẽ gia tăng. Nghĩa là các nước này phải chuyển giao tài nguyên của họ cho TQ thêm nhiều năm nữa, từ đó làm hạn chế khả năng của chính phủ bản địa trong những cơ hội phát triển khác.

"Chúng ta đang cố thay thế sự thống trị của Mỹ bằng một sự thống trị khác từ TQ", Alberto Acosta, cựu Bộ trưởng Năng lượng Ecuador, nhận định. "“Người TQ đang mua sắm ở khắp thế giới, chuyển nguồn tài chính của họ vào nguồn khoáng sản và đầu tư. Họ đến với tiền, công nghệ và kỹ thuật nhưng cũng đi kèm lãi suất cao".

Dù lấy sức mạnh kinh tế chi phối, TQ cũng có cả một hồ sơ không mấy tốt đẹp về an toàn lao động, quy chuẩn môi trường và quản trị. Trong khi nguồn đầu tư của TQ tạo ra việc làm ở nhiều nước, thì các chuyên gia phát triển lo ngại rằng, Bắc Kinh đang xuất khẩu những "thực tiễn xấu" của họ.

Đó còn là cáo buộc lạm dụng người lao động nước ngoài cho các hoạt động khai khoáng và sản xuất. Các nhà máy nhiệt điện của TQ cũng như nhà máy công nghiệp làm gia tăng vấn đề ô nhiễm tại những nước đang phát triển.

TQ, đầu tư, ngân hàng, năng lượng, dầu khí

Những đường ống TQ sản xuất nằm chỏng chơ tại dự án lên tới cả chục tỉ USD ở Ecuador. (Ảnh: nytimes)

Ở trong nước, bất ổn trên thị trường chứng khoán làm áp lực gia tăng. Dù TQ có đủ ngân quỹ để đối phó với những cú sốc tài chính nghiêm trọng, vấn đề nằm ở chỗ sức khỏe tổng thể của nền kinh tế. Cơn địa chấn chứng khoán TQ đã tác động tới toàn thế giới, tới hàng loạt công ty, ngành công nghiệp và những nền kinh tế trong chờ vào sự tăng trưởng của TQ.

Tuy nhiên, ngay cả trước khi giá dầu leo dốc năm 2014, nhiều công ty dầu khí TQ đã cắt giảm mạnh chi tiêu. Chiến dịch chống tham nhũng tại nước này cũng dội gáo nước lạnh và dự kiến đầu tư của nhiều công ty. TQ đang đánh giá lại chiến lược đầu tư toàn cầu khi phải đối mặt với những thách thức kinh tế mới trong cũng như ngoài nước. Thay vì vung tiền quá tay, họ tinh vi hơn trong quá trình thương thảo để đảm bảo lợi nhuận và quyền lợi.

Theo Thái An/New York Times

Vietnamnet

Khi Trung Quốc dùng tiền "mua" tham vọng toàn cầu - 4