Trung Quốc mở rộng Bãi đá Chữ Thập là bất hợp pháp
(Dân trí) - “Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và mọi hoạt động của các bên tại hai quần đảo này mà không được sự cho phép của Việt Nam là bất hợp pháp và vô giá trị."
Đó là khẳng định của Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 23/10 trước câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc mở rộng Bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trong đó có việc xây dựng sân bay trái phép tại đây.
Bà Phạm Thu Hằng nhấn mạnh “Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hành động đơn phương của nước ngoài nhằm làm thay đổi hiện trạng ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.”
Giới phân tích cảnh báo hoạt động bồi đắp đất hiện nay của Trung Quốc đã biến Bãi đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo lớn nhất Trường Sa và việc mở rộng này vẫn chưa dừng lại, có thể biến nơi đây thành một tiền đồn quan trọng cho các hoạt động quân sự cũng như thương mại của Trung Quốc.
Hình ảnh vệ tinh của trang web DigitalGlobe, có trụ sở tại Mỹ, cho thấy hoạt động của Trung Quốc đã gia tăng ở khu vực đá Chữ Thập lên gấp 11 lần, biến bãi ngầm này thành đảo nhân tạo rộng tới 1km2, lớn gấp đôi cả đảo Ba Bình mà Đài Loan đang chiếm đóng, đảo được cho là lớn nhất Trường Sa xét về diện tích đất. Đá Chữ Thập hiện cũng là “đảo” lớn thứ năm trong các đảo ở Biển Đông, sau Phú Lâm, Đông Sa, Linh Côn và Tri Tôn.
Theo một nhà bình luận quân sự trên trang tin Guancha.cn ở Thượng Hải, diện tích bề mặt của đá Chữ Thập có thể được tiếp tục mở rộng gấp đôi diện tích hiện nay (tức khoảng 2km2). Ông cũng cho rằng, Bắc Kinh chắc chắn cũng sẽ gia tăng sự hiện diện về chính trị cũng như quân sự trên Bãi Chữ Thập.
Kể từ khi chiếm đóng, Trung Quốc đã xây trên đá Chữ Thập một bãi đáp trực thăng, một cầu tàu, một tòa nhà hai tầng và một nhà kính 500m2. Và Trung Quốc cũng duy trì khoảng 200 binh sỹ đồn trú trên đảo.
Trung Quốc đã biến đá Chữ Thập thành đảo lớn nhất Trường Sa
Đá Chữ Thập được Trung Quốc coi là có vai trò quan trọng chiến lược bởi không có căn cứ của nước nào trong vòng bán kính 70km. Bãi Chữ Thập cách bờ nam lục địa Trung Quốc tới khoảng 740 hải lý nhưng lại nằm gần bờ biển Việt Nam.
Các nhà phân tích khác cũng cho rằng việc mở rộng tiếp Bãi Chữ Thập cuối cùng để biến nơi đây thành một tiền đồn quan trọng cho các hoạt động quân và dân sự của Trung Quốc trên các vùng biển mà nước này tranh giành chủ quyền ở trên Biển Đông.
Cũng tại buổi họp báo, trước câu hỏi về khả năng Việt Nam-Ấn Độ sẽ ký một thỏa thuận về hợp tác quốc phòng trong chuyến thăm Ấn Độ vào ngày 27-29/10 sắp tới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết, hiện hai bên đang tích cực thu xếp cho chuyến thăm.
Bà Hằng cũng nói thêm “Việt Nam nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động hội nhập quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới Ấn Độ, cũng như các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Ấn Độ đến Việt Nam là nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.”
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng tại buổi họp báo thường kỳ chiều 23/10
Bà Phạm Thu Hằng nhấn mạnh “Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hành động đơn phương của nước ngoài nhằm làm thay đổi hiện trạng ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.”
Giới phân tích cảnh báo hoạt động bồi đắp đất hiện nay của Trung Quốc đã biến Bãi đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo lớn nhất Trường Sa và việc mở rộng này vẫn chưa dừng lại, có thể biến nơi đây thành một tiền đồn quan trọng cho các hoạt động quân sự cũng như thương mại của Trung Quốc.
Hình ảnh vệ tinh của trang web DigitalGlobe, có trụ sở tại Mỹ, cho thấy hoạt động của Trung Quốc đã gia tăng ở khu vực đá Chữ Thập lên gấp 11 lần, biến bãi ngầm này thành đảo nhân tạo rộng tới 1km2, lớn gấp đôi cả đảo Ba Bình mà Đài Loan đang chiếm đóng, đảo được cho là lớn nhất Trường Sa xét về diện tích đất. Đá Chữ Thập hiện cũng là “đảo” lớn thứ năm trong các đảo ở Biển Đông, sau Phú Lâm, Đông Sa, Linh Côn và Tri Tôn.
Theo một nhà bình luận quân sự trên trang tin Guancha.cn ở Thượng Hải, diện tích bề mặt của đá Chữ Thập có thể được tiếp tục mở rộng gấp đôi diện tích hiện nay (tức khoảng 2km2). Ông cũng cho rằng, Bắc Kinh chắc chắn cũng sẽ gia tăng sự hiện diện về chính trị cũng như quân sự trên Bãi Chữ Thập.
Kể từ khi chiếm đóng, Trung Quốc đã xây trên đá Chữ Thập một bãi đáp trực thăng, một cầu tàu, một tòa nhà hai tầng và một nhà kính 500m2. Và Trung Quốc cũng duy trì khoảng 200 binh sỹ đồn trú trên đảo.
Trung Quốc đã biến đá Chữ Thập thành đảo lớn nhất Trường Sa
Đá Chữ Thập được Trung Quốc coi là có vai trò quan trọng chiến lược bởi không có căn cứ của nước nào trong vòng bán kính 70km. Bãi Chữ Thập cách bờ nam lục địa Trung Quốc tới khoảng 740 hải lý nhưng lại nằm gần bờ biển Việt Nam.
Các nhà phân tích khác cũng cho rằng việc mở rộng tiếp Bãi Chữ Thập cuối cùng để biến nơi đây thành một tiền đồn quan trọng cho các hoạt động quân và dân sự của Trung Quốc trên các vùng biển mà nước này tranh giành chủ quyền ở trên Biển Đông.
Cũng tại buổi họp báo, trước câu hỏi về khả năng Việt Nam-Ấn Độ sẽ ký một thỏa thuận về hợp tác quốc phòng trong chuyến thăm Ấn Độ vào ngày 27-29/10 sắp tới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết, hiện hai bên đang tích cực thu xếp cho chuyến thăm.
Bà Hằng cũng nói thêm “Việt Nam nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động hội nhập quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới Ấn Độ, cũng như các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Ấn Độ đến Việt Nam là nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.”
Nam Hằng