1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Trung Quốc - Ấn Độ - Pakistan: Cân bằng không ngang bằng

Thủ tướng Pakistan thăm Trung Quốc ngay trước khi Ấn Độ đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Sự kiện này là tình cờ hay có chủ ý? Thử giải mã thực chất mối quan hệ của ba nước này.

Trung Quốc - Ấn Độ - Pakistan: Cân bằng không ngang bằng - 1

Dù coi trọng nhau đến mấy thì mức độ quan hệ giữa Ấn Độ với Trung Quốc cũng vẫn không được hoàn toàn như giữa Trung Quốc và Pakistan. (Biếm hoạ của báo India Today).

Sự trùng gặp về thời điểm diễn ra sự kiện thật không biết nên phải hiểu như thế nào thì mới phải. Coi đấy là ngẫu nhiên thì mức độ tình cờ này lại khiên cưỡng đến độ không thể tin được điều ấy chỉ là tình cờ. Xem đó là chủ ý thì rất khó có thể giải thích được sự bộc lộ chủ ý này.

Liên quan mật thiết và tương tác

Nhưng cho dù nhìn nhận và đánh giá như thế nào thì thực tế vẫn là Thủ tướng Pakistan Imran Khan tới thăm Trung Quốc ngay trước khi Ấn Độ đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Thiên hạ cũng có thể nhìn sự việc từ giác độ khác là ông Tập Cận Bình đón tiếp ông Khan trước khi đi Ấn Độ gặp thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Hai sự kiện liên quan mật thiết với nhau bởi nước nào trong bộ ba này cũng đều luôn hiện diện trong mối quan hệ giữa hai nước còn lại, ám ảnh và chi phối cặp quan hệ song phương ấy ở mức độ không hề nhỏ.

Hai sự kiện này lại càng tương tác lẫn nhau dưới tác động của những diễn biến mới ở khu vực Nam Á và trong quan hệ của từng bên với các đối tác bên ngoài, đặc biệt với Mỹ. Những biện pháp chính sách mới của ông Modi đối với vùng lãnh thổ do Ấn Độ quản lý và kiểm soát ở vùng Kashmir không chỉ làm cho mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan trở nên thêm căng thẳng và trắc trở mà còn động chạm tới cả Trung Quốc và Mỹ khi Trung Quốc thể hiện thái độ công khai đứng về phe Pakistan còn Mỹ gián tiếp thể hiện thái độủng hộ Ấn Độ.

Tranh thủ, cân bằng và cạnh tranh

Tuy xưa nay là đồng minh quân sự chiến lược truyền thống quan trọng của Mỹ, Pakistan luôn chiếm vị trí rất đặc biệt trong chiến lược của Trung Quốc về chính trị an ninh thế giới cũng như châu lục và khu vực. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Pakistan luôn tốt đẹp và tin cậy trong khi giữa Mỹ và Pakistan lại vẫn còn không ít trắc trở. Cả Mỹ và Trung Quốc đều tranh thủẤn Độ và Ấn Độ cũng chơi con bài đối trọng trong quan hệ của nước này với Mỹ và Trung Quốc.

Mặt khác, không khó khăn gì để nhận thấy mối quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ hiện ổn thoả hơn nhiều so với mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc nhưng không hơn đáng kể gì mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ, cho dù hai đối tác này vẫn dai dẳng cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổở khu vực Kashmir. Dù coi trọng nhau đến mấy thì mức độ quan hệ giữa Ấn Độ với Trung Quốc cũng vẫn không được hoàn toàn như giữa Trung Quốc và Pakistan. Thực trạng ấy đặt ra cho Trung Quốc sự cần thiết phải vừa tranh thủ được cảẤn Độ lẫn Pakistan, vừa cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ.

Nhìn vào bề ngoài, Trung Quốc chủ trương cân bằng quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan, nhưng cân bằng ở đây không có nghĩa là và đồng nghĩa với ngang bằng giữa Ấn Độ và Pakistan. Mỹ và Trung Quốc có lợi thế khá giống nhau trong quan hệ của từng bên với Ấn Độ và Pakistan trong khi Mỹ không có được lợi thế và ưu thế như Trung Quốc trong quan hệ với các nước khác ở khu vực Nam Á. Mỹ hiện đang đàm phán hoà bình với Taliban ở Afghanistan để rút hết quân đội ra khỏi Afghanistan. Trung Quốc không gây chiến và tham chiến như Mỹ và đồng minh ở Afghanistan nhưng lại thuộc diện những bên thứ ba có thể tận lợi được nhiều nhất trong thời có giải pháp chính trị hoà bình ở Afghanistan.

Điều lý giải thái độ của Trung Quốc

Trung Quốc chủ ý cân bằng quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan nhưng không ngang bằng giữa hai nước này bởi Trung Quốc dùng quan hệ với Ấn Độ để làm con chủ bài gây áp lực và chi phối Pakistan trong khi sử dụng Pakistan làm công cụ để ganh đua chiến lược với Ấn Độở khu vực Nam Á và châu Á. Ấn Độ càng tiến xa bao nhiêu với Mỹ, Nhật Bản và Australia với việc thực hiện ý tưởng lớn về khu vực Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương thì Trung Quốc càng cần Pakistan bấy nhiêu và càng cần phải duy trì sách lược "cân bằng không ngang bằng" bấy nhiêu giữa Ấn Độ và Pakistan.

Điều này lý giải vì sao Trung Quốc dễ dàng đứng về phía Pakistan hơn là về phe Ấn Độ trong những chuyện khúc mắc cũ cũng như mới xảy ra giữa Ấn Độ và Pakistan nhưng đồng thời lại chủ động có những đề nghị hợp tác song phương tạo cảm nhận đề cao Ấn Độ hơn hẳn Pakistan mà sáng kiến của Trung Quốc về cái gọi làKhuôn khổ diễn đàn 2+1 được Trung Quốc đưa ra khi ông Tập Cận Bình và ông Modi gặp nhau ở Vũ Hán (Trung Quốc) hồi năm ngoái là ví dụ mới nhất.

Ông Khan đến Trung Quốc hay ông Tập Cận Bình đi Ấn Độ thì rồi các bên liên quan cũng đều sẽ ký kết nhiều thoả thuận hợp tác, cùng nhau ra nhiều tuyên bố hay thông cáo chung, dùng nhiều mỹ từ to tát để đề cao mối quan hệ song phương. Câu hỏi về chủ ý hay tình cờ mà hai sự kiện này trùng gặp nhau về thời điểm xem ra có thể được trả lời theo hướng nào cũng được và vì thế thật ra đâu có quan trọng gì đối với bộ ba này.

Theo Dịch Dung

Thế giới & Việt Nam