1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Tội của Chu Vĩnh Khang là "biết quá nhiều"?

Nói về kết cục của cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang, một số nhà phân tích xem đó là do ông biết quá nhiều, thâu tóm quá nhiều quyền lực.

Nhà sử học Chương Lập Phàm (Bắc Kinh) nhận định: “Ông ấy biết quá nhiều. Chủ tịch Tập Cận Bình phải đối mặt với một người có quan hệ sâu rộng. Nếu những bí mật lộ ra thì toàn bộ hệ thống sẽ rung chuyển. Điều này cho thấy giới hạn của chiến dịch chống tham nhũng mà ông Tập tiến hành".

Từ năm 2012, ông Chu nắm trong tay toàn bộ bộ máy an ninh của Trung Quốc bao gồm các cảnh sát, công tố và tòa án. Đôi khi cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị này được miêu tả là Dick Cheney của Trung Quốc. Cheney là phó tổng thống Mỹ nổi danh về sức ảnh hưởng về các vấn đề an ninh và quốc phòng Mỹ dưới thời Tổng thống George W. Bush.

Tội của Chu Vĩnh Khang là biết quá nhiều?
Ngày 11-6, Tân Hoa Xã đưa tin ông Chu lĩnh án tù chung thân sau một phiên xử kín ở Thiên Tân hồi tháng 5. (Ảnh: IFENG)

Cựu quan chức này cũng có ảnh hưởng sâu rộng nhờ vào mạng lưới gồm các nhân vật thân tín trải khắp các ngành dầu lửa, truyền thông và ở tỉnh Tứ Xuyên.

Hai nguồn tin thân cận với vụ điều tra cho biết ông Chu từng bí mật ra lệnh theo dõi trái phép các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc, trong đó có ông Tập. Ông Chu là quan chức cấp cao nhất đối mặt với các cáo buộc tham nhũng trong lịch sử của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Học giả Chương nói thêm nếu Chu Vĩnh Khang bị xét xử công khai, có thể còn có nhiều chuyện khó lường hơn. Có thể ông Tập không muốn để ông Chu có cơ hội làm lộ ra những bí mật của các quan chức cấp cao khác.

Nếu có thêm bí mật bị lộ, hình ảnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ xấu đi thêm giữa lúc chiến dịch chống tham nhũng đã tấn công vào tầng lớp quyền lực cao nhất. “Đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy chiến dịch “săn hổ lớn” của ông Tập gần đến hồi kết” - ông Chương nhận định.

Ông Chu tại phiên xử kín ở Thiên Tân. (Ảnh:
 
Ông Chu tại phiên xử kín ở Thiên Tân. (Ảnh: IFENG) 

“Ông Tập đang bước đi trên một ranh giới mong manh. Ông ấy muốn mạnh tay hết mức có thể nhưng cũng không muốn làm ảnh hưởng đến đảng Cộng sản Trung Quốc. Vụ Bạc Hy Lai cho thấy những gì có thể xảy ra ngoài mong muốn trong một phiên tòa công khai” - chuyên gia Rosita Dellios thuộc trường ĐH Bond (Úc) nhận xét.

Việc ông Tập cho bắt giữ một cựu trợ lý của ông Chu sau khi lên nắm quyền chỉ vài tuần đã mở màn cho một chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn. Đến nay, hơn 100.000 quan to, quan nhỏ bị “hạ bệ”.
Theo H.Bình/Bloomberg, The Straits Times
Người Lao động