1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Toàn bộ sức mạnh Không quân Hải quân Nga

Hải quân Nga được trang bị nhiều máy bay hiện đại khác nhau để làm các nhiệm vụ như chống tàu ngầm, trinh sát, ném bom, tấn công...

Cách đây 100 năm, bốn chiếc thuỷ phi cơ M-9 của Nga từ tàu Đại bàng trên biển Baltic cất cánh giao chiến và bắn rơi 2 máy bay Đức tấn công đảo Saaremaa (nay thuộc Estonia). Ngày nay Hải quân Nga ngày càng phát triển lớn mạnh và được trang bị rất nhiều máy bay hiện đại.

Máy bay Hải quân Nga là một thành phần quan trọng của lực lượng Hải quân Nga để thực hiện nhiệm vụ tìm và tiêu diệt kẻ thù, yểm trợ các đội tàu khu trục và các đối tượng từ các cuộc không kích cũng như dùng để trinh sát trên không.

Lực lượng này về chức năng được chia thành nhiều đơn vị khác nhau như: Hải quân mang tên lửa, chống tàu ngầm, máy bay chiến đấu, máy bay trinh sát và nhiệm vụ phụ trợ khác. Giữa chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau tùy vào vị trí được sắp đặt trên boong tàu và căn cứ trên mặt đất.

Hải quân Nga hiện này có duy nhất một tàu sân sân bay đó là tàu tuần dương hạng nặng Đô đốc Kuznetsov, bao gồm: Máy bay chiến đấu trên tàu sân bay Su-33, MiG-29K/KUB. Máy bay huấn luyện Su-25UTG. Máy bay trực thăng đa năng Ka-27, Ka-29, Ka-31.

Dự kiến trong thời gian tới trên tàu tuần dương hạng nặng này sẽ được trang bị thêm trực thăng tấn công Ka-52K Katran. Sự nghiên cứu này nằm trong dự án triển vọng của tàu sân bay và tàu đổ bộ.

Căn cứ trên bờ của Hải quân Nga được trang bị các máy bay chống tàu ngầm, máy bay trinh sát biển Tu-142 (nâng cấp của máy bay ném bom chiến lược Tu-95), máy bay chống tàu ngầm IL-20, IL-38, máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm MiG-31, máy bay vận tải An-12, An-24, An-26, trực thăng Ka-52K, Mi-24, Ka-31 và một số loại khác.

Máy bay chiến đấu

Toàn bộ sức mạnh Không quân Hải quân Nga - 1

Máy bay Su-33 Máy bay tiêm kích trên tàu sân bay Nga thế hệ thứ tư này được phát triển cho Hải quân Nga ở cục thiết kế thử nghiệm của Sukhoi dưới sự chỉ đạo của Mikhail Petrovich Simonov, trước đây chúng mang tên Su-27K (NATO gọi chúng là: Flanker-D).

Chuyến bay đầu tiên của máy bay Su-27K diễn ra vào ngày 17/8/1987 và đến 1/11/1989 Su-27Ka lần đầu tiên ở Liên xô đã tiến hành cất, hạ cánh trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov.

Ngày 31/8/1998 chúng chính thức được trang bị trong lực lượng vũ trang và kể từ đó nó được coi là máy bay chính trên tàu sân bay của Hải quân Nga. Máy bay được lái bởi một phi công, được trang bị pháo GS-30-1, tên lửa điều khiển được “không đối không”, tên lửa thường và bom. Tốc độ tối đa của máy bay chiến đấu là 2 300 km/h, trần bay – 17 000 m, tầm xa – 3 000 km.

Trong số 26 chiếc được sản xuất có 4 chiếc gặp sự cố. Su-33 là một phần của các tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov.

Máy bay MiG-29K/KUB
Máy bay MiG-29K/KUB

Đây là máy bay tiêm kích đa năng thế hệ thứ 4 của Nga được trang bị trên tàu sân bay và được phát triển dựa trên nền tảng của MiG-29 (NATO gọi chúng là: Fulcrum-D). Chúng có nhiệm vụ phòng không, chống tàu mặt nước và tấn công vào các mục tiêu trên mặt đất của đối phương.

MiG-29K có thể đậu trên các tàu sân bay, có khả năng mang trọng lượng không quá 20 tấn. Máy bay được trang bị tên lửa điều khiển RVV-AE và R-73E để chiến đấu trên không, tên lửa chống tàu Kh-31A và Kh-35, tên lửa chống radar Kh-31P và bom điều khiển KAB-500Kr để tiêu diệt mục tiêu mặt đất và trên biển. Tốc độ bay tối đa 2 300 кm/h, trần bay – 17 500 m, tầm hoạt động – 2 000 кm. Theo dự kiến nó sẽ là cơ sở để sản xuất máy bay MiG-29K / KUB trong tương lai.

MiG-29K / KUB sẽ được trang bị trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov, nhưng không thay thế Su-33 và Su-25UTG mà sẽ được sử dụng kết hợp với nhau.

Máy bay tấn công và huấn luyện chiến đấu

Toàn bộ sức mạnh Không quân Hải quân Nga - 3

Máy bay Su-24

Máy bay ném bom trong mọi điều kiện thời tiết, được sử dụng trong các cuộc không kích vào các mục tiêu mặt đất và mặt nước kể cả ở trên không với độ cao thấp.

Chuyến bay đầu tiên của nguyên mẫu (T-60) vào ngày 2/7/1967 và được Lực lượng không quân Liên Xô tiếp nhận ngày 4/2/1975.

Phiên bản xuất khẩu được sản xuất từ 1971 đến 1993 ở Komsomolsk- on-Amur và Novosibirsk. Số lượng sản xuất khoảng 1400 chiếc.

Tốc độ tối đa đạt 1 400 km/giờ, tầm hoạt động 2 850 km, trần bay 11 000 km và phi đội gồm 2 người.

Vũ khí gồm 1 pháo cỡ nòng 23 mm GSh-6-23 với 500 viên đạn, 8 giá treo vũ khí mang tên lửa “không đối mặt” và “không đối không” cùng một số loại bom tự do. Đặc biệt trên tàu có thể mang bom hạt nhân chiến thuật.

Vào năm 2020 khoảng 120 chiếc Su-24 sẽ được thay thế bởi Su-34.

Máy bay Su-25UTG
Máy bay Su-25UTG

Máy bay huấn luyện Su-25UTG dựa trên cơ sở của máy bay huấn luyện chiến đấu Su-25UB. Những chiếc máy bay huấn luyện này có khung và một móc hãm được gia cố để tập các bài tập hạ cánh trên tàu sân bay. Su-25UTG bay lần đầu tiên vào tháng 9/1988, và khoảng 10 chiếc đã được sản xuất. Một nửa trong số 10 chiếc Su-25UTG được sử dụng trong Hải quân Nga, trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov.

Chúng được trang bị thiết bị ngắm mới, hệ thống điều khiển vũ khí, thông tin liên lạc vô tuyến với lực lượng trên bộ và các hệ thống phòng thủ khác. Tốc độ bay tối đa khoảng 1000 km/h, tầm hoạt động 1850 km, trần bay 7000 m. buồng lái có 2 người.

Máy bay chống tàu ngầm (săn ngầm)

Toàn bộ sức mạnh Không quân Hải quân Nga - 5

Máy bay Be-12

Thủy phi cơ chống tàu ngầm (NATO gọi chúng là: Mail). Vào tháng 10/1960 máy bay Be-12 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên, và từ năm 1963 chúng bắt đầu được trang bị cho lực lượng Hải quân Nga.

Be-12 được nghiên cứu và thiết kế dựa trên loại máy bay Beriev Be-6 của Liên Xô,đây cũng là một loại máy bay tuần tra biển kiêm ném bom chống tàu ngầm.

Be-12 có cấu tạo cánh giống hình cánh chim và đuôi có dạng 3 nhánh (phần đuôi kéo dài ra, có 2 cánh đuôi xếp thẳng đứng, đối xứng). Kết cấu trên giúp máy bay có thể bay lượn dễ dàng đặc biệt là trong điều kiện hoạt động trên biển.

Tốc độ bay tối đa 550 km/h, trần bay 12 100 m, tầm hoạt động 4 000 km. Tính đến năm 2015 trong trang bị của Hải quân Nga có 7 chiếc Be-12.

Máy bay IL-38N
Máy bay IL-38N

Máy bay IL-38 chống tàu ngầm được nghiên cứu và phát triển bởi công ty OKB “Ilyushin” dựa trên máy bay hành khách IL-18B (NATO gọi chúng là: May).

Máy bay IL-38 có thể hoạt động độc lập hoặc kết hợp với các lực lượng khác, có nhiệm vụ tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm, thăm dò trên biển, hoạt động tìm kiếm cứu nạn và phá các bãi mìn.

Chuyến bay đầu tiên đã được thực hiện ngày 27/9/1961 và đã sản xuất toàn bộ 65 chiếc. Phi hành đoàn có 7 người, tốc độ bay tối đa 650 km/h, tầm hoạt động 9 500 km, trần bay 8 000 m.

Chúng được trang bị ngư lôi chống tàu ngầm, bom chống tàu ngầm và mìn. Trong năm 2015, “Tổ hợp hàng không mang tên Ilyushin” đã hoàn thành hợp đồng việc sửa chữa và hiện đại hóa 5 máy bay IL-38 thành IL-38N.

Máy bay Tu-142М
Máy bay Tu-142М

Máy bay Тu-142 chống tàu ngầm tầm xa của Nga (NATO gọi chúng là: Bear-F). Chúng được sử dụng để trinh sát trên biển từ xa, thực hiện nhiệm vụ trong hệ tìm kiếm và cứu nạn, để tìm và theo dõi các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo.

Máy bay Tu-142 đầu tiên được sản xuất ở nhà máy số 86 ở Taganrog vào năm 1975. Chiếc máy bay cuối cùng Tu-142M3 rời xưởng lắp ghép vào năm 1994. Từ năm 1968 đến 1994 đã sản xuất gần 100 chiếc của chiếc Tu-142 cùng với các phiên bản khác nhau.

Phi hành đoàn gồm 9 người, vận tốc bay tối đa 855 km/h, trần bay 13 500 m. Trên máy bay được trang bị ngư lôi, mìn biển, tên lửa chống tàu ngầm, bom chống tàu ngầm và các loại bom khác, ngoài ra chúng còn được trang bị 2 khẩu pháo AM-23 hoặc GS-23l cỡ nòng 23 mm, cũng như tổ hợp thiết bị gây nhiễu.

Hiện nay trong lực hượng Hải quân Nga có 2 phi đội: một phi đội trên biển Bắc và một phi đội ở hạm đội Thái Bình Dương. Từ năm 2013, Nga bắt đầu nghiên cứu và phát triển loại máy bay chống tàu ngầm mới để thay thế cho Tu-142M3.

Máy bay vận tải

Toàn bộ sức mạnh Không quân Hải quân Nga - 8

Máy bay An-12

Máy bay vận tải quân sự An-12 được nghiên cứu và phát triển trong bởi công ty OKB mang tên Antonov (NATO gọi chúng là: Cub – “Những thanh niên”).

Máy bay An-12 đầu tiên đã bay thử tại Irkutsk vào 16/12/1957. Chiếc máy bay đã chứng tỏ là một máy bay rất đáng tin cậy và có khả năng làm việc trong điều kiện thời tiết phức tạp và bảo dưỡng đơn giản. Tốc độ bay tối đa 660 km/h, trần bay 10 000 m, tầm hoạt động lên đến 5 530 km.

Chiếc máy bay thường được sử dụng cho các mục đích quân sự, trong trường hợp khẩn cấp dùng để vận chuyển các thiết bị quân sự và dân sự, cũng như dùng để vận chuyển hành khách và hàng hóa, tìm kiếm cứu nạn.

Trên máy bay được trang bị pháo PV-23U bao gồm tháp pháo DB-65U với hai khẩu súng 23-mm AM-23, hệ thống điều khiển pháo từ xa và bộ phận tính toán đường ngắm. Ngoài ra, chúng có thể mang theo 70 quả bom sát thương hoặc bom cháy cỡ 100 kg.

Máy bay Аn-26
Máy bay Аn-26

Máy bay vận tải quân sự An-26 được nghiên cứu và phát triển trong bởi công ty OKB mang tên Antonov (NATO gọi chúng là: Curl – “Lốc xoáy”) dựa trên nền tảng máy bay An-24. Lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1969 tại Triển lãm hàng không Paris, nó được sửa đổi phần thân phía sau với một thang chất hàng hóa lớn.

Phi hành đoàn gồm 6 người, nó có thể mang theo 38 người hoặc 30 lính nhảy dù.Tốc độ bay tối đa 540 km/h, tầm hoạt động 2 660 km, trần bay 7 300 m.

Trực thăng

Trực thăng K-27

Trực thăng chống tàu ngầm (NАТО gọi chúng là: Helix – “Spiral”) là một loại máy bay trực thăng quân sự do Kamov sản xuất để trang bị cho Hải quân Liên Xô và hiện nay là Nga.

Ka-27 nguyên bản là máy bay trực thăng chống tàu ngầm. Công việc thiết kế Ka-27 bắt đầu từ đầu thập niên 1970 và đến năm 1973.

Trực thăng Ka-27 được trang bị 2 cánh quạt đồng trục, nên không cần cánh quạt đuôi. Nó có 2 động cơ turbo trục (turboshaft) Isotov, mỗi cái 1660 KW. Thủy thủ đoàn gồm 3 người, tốc độ tối đa có thể đạt được là 270 km/h, và tầm hoạt động là 980 km, trần bay 5000 m.

Máy bay trực thăng có khả năng phát hiện tàu ngầm hiện đại và các mục tiêu mặt nước, truyền dữ liệu của chúng vào tàu và các trạm giám sát ven biển và tấn công chúng bằng các loại vũ khí trên trực thăng.

Vũ khí tấn công tàu ngầm chính của Ka-27 gồm ngư lôi hoặc phao thủy âm. Phiên bản Ka-29 còn có thêm súng máy GShG-7,62 gắn phía trước với 1800 viên đạn, một pháo 2A42 cỡ nòng 30 mm với 250 viên đạn, thêm 4 mấu cứng để treo bom, ống phóng đạn phản lực hoặc đạn tự hành. Các thiết bị điện tử hàng không gồm radar, thiết bị dò âm sâu, thiết bị phát hiện dị thường từ (MAD), phao thủy âm.

Trực thăng Ка-52К
Trực thăng Ка-52К

Trực thăng Ka-52 là loại trực thăng tấn công đa năng, được cải tiến từ Black Shark. Được nghiên cứu và phát triển bởi Cục Thiết kế Kamov ở Moscow (NATO gọi chúng là: Hokum-B).

Chúng được sử dụng để tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, máy bay, lực lượng và trực thăng địch trong mọi điều kiện thời tiết và bất cứ lúc nào trong ngày. Ngoài ra chúng còn thực hiện các nhiệm vụ trinh sát, định vị mục tiêu, tiến hành tuần tra, hộ tống đoàn xe quân sự, hỗ trợ cho các đơn vị mặt đất và phối hợp hoạt động của các trực thăng quân sự khác

Chuyến bay đầu tiên được thực hiện vào ngày 25/6/1997 và được sản xuất hàng loạt từ năm 2008. Ka-52k là loại máy bay trực thăng mới được thiết kế dựa trên Ka-52 Alligator.

Phi hành đoàn gồm 2 người, tốc độ tối đa 300 km/h, tầm hoạt động 1 160 km, trần bay 5500 mét.

Trên trực thăng được trang bị pháo cỡ nòng 30 mm, các loại tên lửa có điều khiển và hệ thống điều khiển tác chiến điện tử hiện đại.

Theo Yuri Borisov - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Ka-52 đã chứng minh được tính hiệu quả chiến đấu trong các chiến dịch Syria và có tiềm năng hiện đại hóa lớn.

Trong năm 2015, Nga đã ký một hợp đồng với Ai Cập để cung cấp 46 máy bay trực thăng Ka-52 Alligator.

Ngoài ra, hiện Nga đã thử nghiệm trực thăng mới nhất Ka-52k Katran có thể đậu trên tàu sân bay.

Như vậy với một loại các loại máy bay hiện đại trang bị cho Hải quân Nga làm cho sức mạnh của Hải quân Nga ngày càng lớn và trở thành một trong những cường quốc hàng đầu quân sự góp phần quan trong vào việc bảo đảm an toàn hàng hải, cứu hộ cứu nạn, chống khủng bố, và bảo vệ an ninh nước nhà.

Theo Minh Tú

Đất Việt