1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Tình báo Nga: Ngày mai Mỹ sẽ tấn công Iran

Trong lúc những vấn đề căng thẳng giữa Iran và Mỹ chưa được giải quyết thì tình báo Nga nhận định Mỹ sẽ tấn công Iran vào rạng sáng ngày mai, 6/4. Thông tin này được Hãng tin điện tử Newsru của Nga đăng tải hôm qua.

Lý do tấn công

 

"Mỹ có thể gây thiệt hại về quân sự cũng như công nghiệp đối với Iran, nhưng chiến thắng là điều không thể", Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, đại tướng Yuri Baluesky, nhận định khi có thông tin rằng Mỹ sẽ tấn công Iran vào ngày 6/4, "Hành động này sẽ ảnh hưởng đến toàn thế giới". Lãnh đạo Bộ tổng tham mưu Nga nhìn nhận việc Mỹ tấn công Iran là nhằm nâng cao vị thế của mình: "Mỹ cần kết quả không phải cho bộ máy hành chính nhiệm kỳ sau mà chính là cho quốc gia đang bị mất vị thế thủ lĩnh của mình. Họ đang toan tính thể hiện vị trí thuyền trưởng". 

 

Báo Ảrập Times tại Kuwait dẫn các nguồn tin ở Washington (Mỹ) nhận định rằng Mỹ sẽ tấn công Iran vào cuối tháng này.

Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Địa-Chính trị Nga, đại tướng Leonit Ivashov, phân tích: "G.Bush cần một chiến thắng nhanh vì nó tạo khả năng cho đảng Cộng hòa thắng trong cuộc bầu cử năm 2008". Ông nói thêm: "Mỹ đang đẩy nhanh việc tăng cường hải - không quân tại vùng Vịnh để tiến hành chiến dịch. Còn Israel đang diễn tập phòng thủ toàn dân và tại Tehran lại diễn tập sơ tán đại sứ quán các nước phương Tây".

 

Leonit Ivashov cho rằng nguyên cớ để Mỹ tiến hành chiến dịch là sự khiêu khích của cả hai bên (Iran và Mỹ): "Rất nhiều cuộc chiến tranh khởi đầu từ sự khiêu khích".

 

Hiện trong tay Mỹ đã có 2 nguyên cớ: Một cựu nhân viên FBI mất tích tại Iran và Iran đã xây dựng xong các lò phản ứng hạt nhân, cho phép nước này đến năm 2009 có thể chế tạo được bom nguyên tử.

 

Mục tiêu tấn công

 

Quân đội Iran

 

Iran có 400.000 lính luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Các cơ sở hạt nhân Iran được 29 giàn tên lửa Tor-M1 do Nga sản xuất bảo vệ. Iran có gần 200 máy bay tiêm kích, 3 tàu ngầm và gần 20 tàu chiến có khả năng phóng tên lửa. Iran có lực lượng tên lửa có tầm bắn từ 1,5 km tới 5.000 km và có hơn 300 tên lửa chống tên lửa đạn đạo.

Tình báo Nga khai thác thông tin từ phương Tây cho rằng thời điểm Mỹ tấn công Iran đã được xác định: 4 giờ sáng (giờ địa phương) ngày 6/4. Chiến dịch này mang tên Bite (cắn xé) và sẽ kéo dài hơn 12 tiếng. Trong khoảng thời gian này Mỹ sẽ dùng tên lửa và bom tấn công với cường độ cao, nhắm vào các cơ sở hạt nhân của Iran. Không có dấu hiệu cho thấy Mỹ sẽ sử dụng bộ binh. Mục đích của Mỹ là sẽ kéo chương trình hạt nhân "đáng nghi ngờ" của Iran "lùi lại vài năm".

 

Để ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran, Mỹ cần phá hủy 17 - 20 cơ sở hạt nhân (phòng thí nghiệm, các nhà máy công nghiệp) của nước này. Phần lớn các cơ sở hạt nhân của Iran đều nằm sâu 20 - 30m dưới lòng đất và được bảo vệ bằng tầng bê-tông dày 6 - 7m. Đối với các mục tiêu này, Mỹ phải dùng tên lửa đạn đạo và bom có sức công phá mạnh (trên 500kg) để phá hủy.

 

Các chuyên gia Bộ Tổng tham mưu Nga nhận định: Trong đợt tấn công đầu tiên, khoảng 40 - 50% cơ sở hạt nhân của Iran sẽ bị tàn phá. Sau đó vài giờ, khi mà tình báo Mỹ đã nhận thêm tin tức, sẽ có đợt tấn công thứ hai với mục đích đạt 100% kết quả. Thế nhưng, một phần tên lửa đạn đạo và máy bay (từ 15 - 20%) sẽ bị tiêu diệt. Không loại trừ Iran sẽ bắn phá các bệ phóng tên lửa và tàu chiến Mỹ. Khi phá hủy hoàn toàn các cơ sở hạt nhân của Iran, chiến dịch Bite sẽ kết thúc.

 

 

Lực lượng Mỹ tại vùng Vịnh

 

Hiện giáp hải phận Iran ở vùng Vịnh có khoảng 10.000 lính Mỹ, gần 100 máy bay quân sự thuộc hạm đội 5 của Mỹ. Tại đây có 45 tàu chiến của NATO, trong số đó có 15 chiếc là của Mỹ tham gia lực lượng liên quân, số còn lại thuộc Mỹ. Hiện Mỹ có 2 tàu sân bay Dwight D. Eisenhower và John C.Stennis. Tàu sân bay thứ 3 có thể đến vùng Vịnh là Nimitz. Mỗi tàu chở từ 25 - 30 máy bay tiêm kích. Trong khu vực này, Mỹ có 3 - 4 tàu ngầm nguyên tử mang khoảng 50 tên lửa đạn đạo.

 

 

Theo Hoàng Hoài Sơn

Thanh niên

Dòng sự kiện: Mỹ - Iran