1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Thương vụ Mistral: Lý do Nga ưu ái Ai Cập

Sau khi ra điều kiện khó cho Pháp bán tàu Mistral, Nga lại khiến phương Tây bất ngờ khi đề nghị Pháp bán lại cặp tàu này cho Ai Cập và UAE.

Theo nguồn tin quân sự Nga, Moscow đã chủ động bật đèn xanh cho Pháp bán lại hai tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral cho Ai Cập và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

Thông tin này đã được báo Egypt Independent đã xác nhận và cho biết thêm Cairo và Abu Dhabi nằm trong số hơn 10 quốc gia đang theo đuổi vụ mua lại chiến hạm Mistral của Pháp, sau khi Nga và Pháp thống nhất chấm dứt hợp đồng mua bán được ký kết từ năm 2011, có tổng trị giá lên tới 1,2 tỷ euro.

Tờ Moskovsky Komsomolets trích dẫn một nguồn tin quân sự nói rằng Ai Cập đã thể hiện một sự quan tâm đặc biệt đến việc mua lại một tàu sân bay Mistral với sự hỗ trợ tài chính từ một khoản vay của Nga, trong khi UAE cũng muốn sở hữu chiếc Mistral còn lại.

Thuong vu Mistral: Ly do Nga uu ai Ai Cap

 

Tiêm kích MiG-29 của Không quân Nga.

Trong khi đó, tờ Russia Today dẫn lời người phát ngôn của Thủ tướng Nga, ông Dmitry Peskov nói rằng Moscow hy vọng Paris cân nhắc tới lợi ích của Nga khi quyết định bán lại các tàu chiến cho một bên thứ ba.

Được biết, đây là động thái ưu ái mới nhất của Nga dành cho Ai Cập sau hàng loạt hành động cho và bán vũ khí lớn Moscow dành cho Cairo. Cụ thể, Nga vừa tặng Ai Cập 1 tàu tên lửa đi kèm với gói hợp đồng mua sắm 64 máy bay chiến đấu MiG-29.

Hồi cuối tháng 8/2015 vừa qua, Nga vừa ký hợp đồng bán 64 máy bay chiến đấu MiG-29 (trị giá 2 tỷ USD) cho Ai Cập. Trước đó, Moscow và Cairo đã ký một số thỏa thuận cung cấp vũ khí quân sự có tổng trị giá lên tới 3,5 tỷ USD.

Quân đội Ai Cập trước đó cũng đưa ra thông báo rằng, Moscow đã trao tặng cho Cairo một tàu tên lửa cao tốc. Tàu này trước đó đã tham gia diễu hành nhân dịp khánh thành Kênh đào Suez mới hôm 6/8.

Kể từ khi độc lập vào năm 1922, Ai Cập sử dụng nhiều vũ khí của Liên Xô, tuy nhiên, sau chiến tranh 1973 giữa liên minh các nước Ả-Rập, dẫn đầu bởi Ai Cập và Syria chống lại Israel, mối quan hệ giữa Cairo và Moscow bắt đầu trở nên lạnh nhạt, khiến các tàu chiến của Liên Xô ít được sử dụng và duy trì hơn.

Do nguyên nhân này, Ai Cập đã tìm đến Trung Quốc để mua các loại trang, thiết bị hải quân, trong đó có cả những chiến hạm cũ và mới. Từ đó đến nay, hai nước vẫn giữ mối quan hệ hợp tác quân sự thân thiết với Bắc Kinh.

Tuy nhiên, Cairo và Moscow đã bắt đầu đẩy mạnh các mối quan hệ song phương trong bối cảnh quan hệ Ai Cập - Mỹ rạn nứt, sau cuộc chính biến lật đổ vị Tổng thống Hồi giáo Mohamed Morsi hồi năm 2013, mở đường cho cánh quân sự lên nắm quyền.

Hiện nay, Nga đang là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, được kế thừa truyền thống quan hệ tốt với Ai Cập của Liên Xô trước đây. Moscow cũng đang nỗ lực tăng cường quan hệ quân sự với Cairo trong bối cảnh quốc gia này đang đẩy mạnh hiện đại hóa quân sự.

Tổng thống Abdel-Fattah El-Sisi đã có chuyến thăm Nga thứ 3 trong vòng 1 năm qua nhằm thúc đẩy mối quan hệ chiến lược song phương và hợp tác kinh tế giữa hai nước.

Thời gian qua, chiến hạm Nga chiếm thị phần nhỏ bé so với các nước khác trong chiến lược hiện đại hóa hải quân của nước này, trong khi Trung Quốc đang đẩy mạnh tiếp thị các chiến hạm của nước này, trên cơ sở quan hệ hợp tác sẵn có giữa 2 nước.

Đây có thể là một trong những nguyên nhân chủ chốt, quyết định đến hành động ưu ái cho Ai Cập của Nga hiện nay.

Theo Tuấn Vũ

Đất Việt

Thương vụ Mistral: Lý do Nga ưu ái Ai Cập - 2