Thế giới sẽ ra sao, nếu IS thắng thế?
Giới bình luận quốc tế những ngày gần đây phấp phỏng lo rằng, phiến quân IS sẽ thắng. Họ có thể sẽ tiếp tục chiếm đất ở Syria và Iraq, củng cố một chính quyền thường trực, một nhà nước nằm gọn trong "Nhà nước Hồi giáo" mà họ tuyên xưng.
Nghi ngại này bắt đầu đặt ra khi mà mới đây Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nói rằng quân đội chính phủ Iraq "không có ý chí chiến đấu".
Tờ New York Times đã đặt giả thuyết rằng, nếu quân đội của Baghdad không muốn hoặc không thể đánh bại IS – nếu như sự tàn bạo của IS đánh bại họ về hỏa lực, tổ chức và chiến lược, lãnh thổ - thì tất cả các lực lượng bên ngoài đều phải đứng ngoài.
Chiến thắng của IS sẽ có ý nghĩa gì?
Theo trang RCW, trước tiên, một Nhà nước Hồi giáo dòng Sunni sẽ được lập nên, thách thức đường biên giới Syria-Iraq được phân chia sau hiệp ước Sykes-Picot (sau Thế chiến I) – đây vốn là hiệp ước minh chứng rõ nhất cho thấy, địa chính trị Trung Đông đã bị dàn xếp như thế nào dưới bàn tay của các cường quốc châu Âu.
Tình thế trên chiến trường sẽ quyết định bao nhiêu phần đất của Syria và Iraq sẽ rơi vào quyền kiểm soát của IS. Với Iraq, IS có thể sáp nhập mọi khu vực của người Sunni Ảrập, bắt đầu với tỉnh lớn nhất Iraq là Anbar. Lúc đó, người Kurd sẽ bị cô lập. Quân đội Peshmerga được Mỹ hậu thuẫn và có tinh thần chiến đấu cao, họ sẽ phản kháng mạnh mẽ IS vì cần phải bảo vệ đất của mình.
Khu vực nam Iraq nằm dưới sự thống trị của người Hồi giáo dòng Shiite lúc này chưa bị thách thức gì. IS vốn là thực thể dòng Sunni và khao khát tiêu diệt dòng Shitite. Tuy nhiên, giống như các chiến binh Peshmerga, các chiến binh Iraq dòng Shiite đều có tinh thần sẵn sàng chiến đấu, và căm ghét IS.
Hơn nữa, cũng còn phải tính tới nhân tố Iran. Tehran hậu thuẫn cho người Iraq dòng Shiite, cung cấp vũ khí và nhân sự, và IS không muốn thách thức Iran, nên sẽ tránh tấn công vùng lãnh thổ của người Shiite ở Iraq.
Có tấn công Baghdad hay không sẽ là một quyết định mang tính chiến lược đối với IS. Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ (TNK) gần như đã chấp nhận cho IS kiểm soát vùng lãnh thổ dọc biên giới Thổ - Syria.
TNK sẽ không tham chiến với IS khi lực lượng này tấn công thị trấn Kobani, và cũng không có lý do gì để chiến đấu, vì đó là lãnh thổ Syria.
Tuy nhiên, cũng như với TNK thì IS về mặt logic lại có thể sẽ tấn công Iran vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Xã hội Iran phần lớn là người Ba Tư và dòng Shiite chiếm ưu thế. TNK theo dòng Sunni nhưng phần lớn là người Thổ, cùng với người Kurd thiểu số chiếm khoảng 15% dân số.
Rốt cục, ai cũng phải tính đến vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân và đặt ra nghi vấn liệu IS có liên quan gì tới việc hạt nhân hóa Trung Đông. Liệu IS đầy tham vọng có bỏ qua việc sở hữu loại vũ khí này để đối đầu với Iran (và Ảrập Xê-út). Và nếu vậy thì Mỹ và Isreal sẽ làm gì để cản chân IS?
Chia rẽ trên toàn khu vực
Nếu IS thắng tại Iraq và Syria, Iraq sẽ bị chia thành ba vùng lịch sử dân tộc và tôn giáo: đa số người Shiite ở phía nam, phía bắc là người Sunni-Kurd, và phía tây là Sunni-Ảrập. Lúc này thì một hội nghị quốc tế để vẽ lại đường biên giới hợp pháp là không cần thiết, và trong mọi trường hợp, cả IS và các cường quốc bên ngoài đều bị nguyền rủa.
Với Washington, Tehran, Ankara và châu Âu, cân nhắc xem có can thiệp quyết liệt vào Syria và Iraq cũng đồng nghĩa với việc phải tính đến việc ai sẽ sẵn sàng chiến đấu, ai sẽ sẵn sàng chi trả cho việc tái thiết xã hội đó nếu IS bị dẹp. Riêng việc tái thiết các thiết chế và hạ tầng đã là quá lớn, rồi lại thêm khía cạnh con người còn lớn lao và phức tạp hơn.
Các cường quốc và tổ chức bên ngoài có thể nhận lấy gánh nặng này vì lý do nhân đạo và địa chính trị. Nhưng việc tái thiết, cụ thể là xây dựng lại nhà nước Syria và Iraq là một dự án kỳ vĩ, với cái giá phải trả khổng lồ, đòi hỏi một cam kết kéo dài rất nhiều năm, nếu không nói là nhiều thập kỷ, và các nước này đều có các ưu tiên của riêng họ.
Nhìn thẳng vào mọi việc như nó vốn có, rõ ràng là chỉ có một lực lượng sẵn sàng, khao khát đảm đương nhiệm vụ này – đó chính là… IS.
Toan tính chung
Những tính toán này sẽ lý giải chính sách đối ngoại cả công khai lẫn ngầm ý của Washington, Tehran và Ankara. Đó là: tránh xa và giữ an toàn.
Cụ thể, đó là cung cấp vũ khí và tham chiến để giữ thể diện, sao cho cuộc chiến diễn ra trong phạm vi người dân bản địa và lên kế hoạch cho một Trung Đông trong tương lai có thêm một nhà nước mạnh, nguy hiểm, khó lường và thù địch với mọi người. Điều này bao gồm cả lo ngại cực độ khi thỏa thuận với nhà nước này, ở một điểm nào đó thì đây cũng được coi là một vấn đề.
Nếu điều này là thật, thì những người dân Syria và Iraq lưu vong sẽ phải quyết định xem nên tiếp tục sống với những người xa lạ hay về nhà, sống trong xã hội Sharia dưới sự cai trị của IS. Có thể nhìn từ Mosul, IS đã cai trị thành phố này gần một năm qua mà chưa sụp đổ - đây gần như là một hình dung trước về xã hội trong ‘Nhà nước Hồi giáo’.
Khi nắm quyền, IS vẫn cung cấp công ăn việc làm cho người dân đúng lúc, dù với công chức hay chiến binh. Bên ngoài khu vực, mọi người – và đặc biệt là Mỹ vốn chẳng am hiểu gì nhiều về Hồi giáo – cần lưu ý rằng sự cai trị của IS vẫn mang lại một hình thức ổn định nào đó. Có thể lấy nhiều trường hợp khác để so sánh (với IS) khi nhìn vào lịch sử và cả trong thế giới hiện tại.
Tờ New York Times đã đặt giả thuyết rằng, nếu quân đội của Baghdad không muốn hoặc không thể đánh bại IS – nếu như sự tàn bạo của IS đánh bại họ về hỏa lực, tổ chức và chiến lược, lãnh thổ - thì tất cả các lực lượng bên ngoài đều phải đứng ngoài.
Chiến thắng của IS sẽ có ý nghĩa gì?
Theo trang RCW, trước tiên, một Nhà nước Hồi giáo dòng Sunni sẽ được lập nên, thách thức đường biên giới Syria-Iraq được phân chia sau hiệp ước Sykes-Picot (sau Thế chiến I) – đây vốn là hiệp ước minh chứng rõ nhất cho thấy, địa chính trị Trung Đông đã bị dàn xếp như thế nào dưới bàn tay của các cường quốc châu Âu.
Tình thế trên chiến trường sẽ quyết định bao nhiêu phần đất của Syria và Iraq sẽ rơi vào quyền kiểm soát của IS. Với Iraq, IS có thể sáp nhập mọi khu vực của người Sunni Ảrập, bắt đầu với tỉnh lớn nhất Iraq là Anbar. Lúc đó, người Kurd sẽ bị cô lập. Quân đội Peshmerga được Mỹ hậu thuẫn và có tinh thần chiến đấu cao, họ sẽ phản kháng mạnh mẽ IS vì cần phải bảo vệ đất của mình.
Khu vực nam Iraq nằm dưới sự thống trị của người Hồi giáo dòng Shiite lúc này chưa bị thách thức gì. IS vốn là thực thể dòng Sunni và khao khát tiêu diệt dòng Shitite. Tuy nhiên, giống như các chiến binh Peshmerga, các chiến binh Iraq dòng Shiite đều có tinh thần sẵn sàng chiến đấu, và căm ghét IS.
Lực lượng IS ở Mosul, Iraq
Hơn nữa, cũng còn phải tính tới nhân tố Iran. Tehran hậu thuẫn cho người Iraq dòng Shiite, cung cấp vũ khí và nhân sự, và IS không muốn thách thức Iran, nên sẽ tránh tấn công vùng lãnh thổ của người Shiite ở Iraq.
Có tấn công Baghdad hay không sẽ là một quyết định mang tính chiến lược đối với IS. Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ (TNK) gần như đã chấp nhận cho IS kiểm soát vùng lãnh thổ dọc biên giới Thổ - Syria.
TNK sẽ không tham chiến với IS khi lực lượng này tấn công thị trấn Kobani, và cũng không có lý do gì để chiến đấu, vì đó là lãnh thổ Syria.
Tuy nhiên, cũng như với TNK thì IS về mặt logic lại có thể sẽ tấn công Iran vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Xã hội Iran phần lớn là người Ba Tư và dòng Shiite chiếm ưu thế. TNK theo dòng Sunni nhưng phần lớn là người Thổ, cùng với người Kurd thiểu số chiếm khoảng 15% dân số.
Rốt cục, ai cũng phải tính đến vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân và đặt ra nghi vấn liệu IS có liên quan gì tới việc hạt nhân hóa Trung Đông. Liệu IS đầy tham vọng có bỏ qua việc sở hữu loại vũ khí này để đối đầu với Iran (và Ảrập Xê-út). Và nếu vậy thì Mỹ và Isreal sẽ làm gì để cản chân IS?
Chia rẽ trên toàn khu vực
Nếu IS thắng tại Iraq và Syria, Iraq sẽ bị chia thành ba vùng lịch sử dân tộc và tôn giáo: đa số người Shiite ở phía nam, phía bắc là người Sunni-Kurd, và phía tây là Sunni-Ảrập. Lúc này thì một hội nghị quốc tế để vẽ lại đường biên giới hợp pháp là không cần thiết, và trong mọi trường hợp, cả IS và các cường quốc bên ngoài đều bị nguyền rủa.
Với Washington, Tehran, Ankara và châu Âu, cân nhắc xem có can thiệp quyết liệt vào Syria và Iraq cũng đồng nghĩa với việc phải tính đến việc ai sẽ sẵn sàng chiến đấu, ai sẽ sẵn sàng chi trả cho việc tái thiết xã hội đó nếu IS bị dẹp. Riêng việc tái thiết các thiết chế và hạ tầng đã là quá lớn, rồi lại thêm khía cạnh con người còn lớn lao và phức tạp hơn.
Các cường quốc và tổ chức bên ngoài có thể nhận lấy gánh nặng này vì lý do nhân đạo và địa chính trị. Nhưng việc tái thiết, cụ thể là xây dựng lại nhà nước Syria và Iraq là một dự án kỳ vĩ, với cái giá phải trả khổng lồ, đòi hỏi một cam kết kéo dài rất nhiều năm, nếu không nói là nhiều thập kỷ, và các nước này đều có các ưu tiên của riêng họ.
Nhìn thẳng vào mọi việc như nó vốn có, rõ ràng là chỉ có một lực lượng sẵn sàng, khao khát đảm đương nhiệm vụ này – đó chính là… IS.
Toan tính chung
Những tính toán này sẽ lý giải chính sách đối ngoại cả công khai lẫn ngầm ý của Washington, Tehran và Ankara. Đó là: tránh xa và giữ an toàn.
Cụ thể, đó là cung cấp vũ khí và tham chiến để giữ thể diện, sao cho cuộc chiến diễn ra trong phạm vi người dân bản địa và lên kế hoạch cho một Trung Đông trong tương lai có thêm một nhà nước mạnh, nguy hiểm, khó lường và thù địch với mọi người. Điều này bao gồm cả lo ngại cực độ khi thỏa thuận với nhà nước này, ở một điểm nào đó thì đây cũng được coi là một vấn đề.
Nếu điều này là thật, thì những người dân Syria và Iraq lưu vong sẽ phải quyết định xem nên tiếp tục sống với những người xa lạ hay về nhà, sống trong xã hội Sharia dưới sự cai trị của IS. Có thể nhìn từ Mosul, IS đã cai trị thành phố này gần một năm qua mà chưa sụp đổ - đây gần như là một hình dung trước về xã hội trong ‘Nhà nước Hồi giáo’.
Khi nắm quyền, IS vẫn cung cấp công ăn việc làm cho người dân đúng lúc, dù với công chức hay chiến binh. Bên ngoài khu vực, mọi người – và đặc biệt là Mỹ vốn chẳng am hiểu gì nhiều về Hồi giáo – cần lưu ý rằng sự cai trị của IS vẫn mang lại một hình thức ổn định nào đó. Có thể lấy nhiều trường hợp khác để so sánh (với IS) khi nhìn vào lịch sử và cả trong thế giới hiện tại.
Theo Lê Thu
Vietnamnet
Vietnamnet