1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Thảm kịch máy bay MH17: Một năm nhìn lại

(Dân trí) - Đã một năm trôi qua kể từ khi chiếc máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị rơi ở miền đông Ukraine, cướp đi sinh mạng của gần 300 người, thủ phạm của vụ việc vẫn chưa bị đưa ra ánh sáng. Các bên vẫn đổ lỗi cho nhau về thảm họa kinh hoàng.

* Ngày 17/7/2014: Thảm kịch xảy ra

Thảm kịch máy bay MH17: Một năm nhìn lại

 
Chiếc máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines chở 298 hành khách và phi hành đoàn, cất cánh từ Amsterdam (Hà Lan) ngày 17/7 và trên lộ trình tới Kuala Lumpur (Malaysia). MH17 đang bay qua địa phận miền Đông
Ukraine và trên độ cao 10.000 m thì đột ngột mất liên lạc.
 
Sau khi máy bay đột ngột biến mất, công cuộc tìm kiếm khẩn trương được triển khai. Những mảnh vỡ của MH17 được tìm thấy gần làng Grobovo, thuộc khu vực lực lượng ly khai Ukraine ở miền Đông và gần biên giới Nga.

Những bức hình đầu tiên được công bố cho thấy các mảnh vỡ, thi thể nạn nhân và hành lý cá nhân rơi vãi trên một khu vực rộng hàng km2.

* Ngày 18/7/2014: Cuộc đổ lỗi bắt đầu
 
Thảm kịch máy bay MH17: Một năm nhìn lại

Phương Tây cáo buộc lực lượng ly khai thân Nga ở miền Đông Ukraine là thủ phạm khi sử dụng tên lửa đất đối không để bắn hạ MH17. Tuy nhiên, phe ly khai lập tức bác bỏ cáo buộc nói trên.

Cũng trong ngày 18/7, xuất hiện ghi âm cuộc điện đàm được cho là của điệp viên Nga và quân đội ly khai tại hiện trường vụ rơi máy bay. Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko gọi vụ bắn hạ MH17 là “hành động khủng bố”. Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đổ lỗi một phần cho cuộc nội chiến tại Ukraine qua tuyên bố: “Thảm kịch này sẽ không xảy ra nếu hòa bình hiện hữu tại Ukraine”.

Cộng đồng quốc tế kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra công khai và minh bạch về thảm kịch MH17.

* Ngày 19/7/2014
 

Thảm kịch máy bay MH17: Một năm nhìn lại

 
Hai ngày sau thảm kịch MH17, báo chí quốc tế gây sốc trước những thông tin về tình trạng “hôi của” tại khu vực máy bay gặp nạn.

* Ngày 20/7/2014

Malaysia Airlines công bố danh sách đầy đủ các hành khách trên chiếc máy bay xấu số, trong đó có nhiều trường hợp thương tâm như một người ông cùng ba cháu (tất cả đều dưới 12 tuổi) đang trở về Malaysia sau kỳ nghỉ hè. Ba quốc gia ghi nhận thiệt hại về người lớn nhất là Hà Lan (193), Malaysia (43, trong đó có 15 thành viên phi hành đoàn) và Úc (38).

* Ngày 21/7/2014

Những thông tin quan trọng được kỳ vọng sẽ làm sáng tỏ vụ việc khi hộp đen máy bay được lực lượng ly khai ở Donetsk trao cho giới chức Malaysia.
 
* Ngày 23/7/2014

* Ngày 23/7/2014

Một đội điều tra quốc tế đã thực hiện công tác khám nghiệm tại hiện trường để xác định nguyên nhân máy bay rơi.

* Ngày 9/9/2014

Báo cáo sơ bộ về vụ tai nạn này được Hà Lan (quốc gia có số người thiệt mạng nhiều nhất) công bố. Một số chi tiết đáng chú ý như, máy bay và phi hành đoàn không hề gửi đi các tín hiệu cứu nạn, cũng như không hề báo cáo về bất kỳ sự cố kỹ thuật nào của máy bay. Bên cạnh đó, dấu hiệu bên ngoài cho thấy MH17 đã bị xuyên thủng bởi nhiều vật thể có động năng cao từ bên ngoài máy bay.
 
* Ngày 7/3/2015

 
* Ngày 7/3/2015

533 người thân của các nạn nhân “xấu số” trong vụ MH17 từ khắp nơi trên thế giới lần đầu tiên được tận mắt chứng kiến các mảnh vỡ của MH17 tại một căn cứ quân sự tại Hà Lan.

* Ngày 15/7/2015

Úc và một số quốc gia tham gia điều tra vụ MH17 đã lên tiếng kêu gọi Liên hợp quốc ra nghị quyết lập tòa án xét xử vụ MH17, nhằm truy tố những đối tượng chịu trách nhiệm trong vụ rơi máy bay.

* Tháng 10/2015

Dự kiến, báo cáo cuối cùng về vụ MH17 sẽ được công bố vào tháng 10 tới. Hiện tồn tại nhiều giả thiết khác nhau về số phận của MH17. Phương Tây cho rằng quân ly khai đã bắn hạ chiếc máy bay bằng tên lửa đất đối không Buk, còn Nga cho rằng chính quân đội Ukraine đã bắn hạ máy bay bằng chiến đấu cơ Su-25.

Ngọc Yến
Tổng hợp