1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Tại sao Trung Quốc cần "kiểm soát mềm" với Myanmar?

Sina cho biết Trung Quốc cần tăng cường "kiểm soát mềm" với Myanmar do vị trí quan trọng của nước này về hàng hải.

Quân đội Myanmar duyệt binh trong ngày kỷ niệm 27/3 tại thủ đô Naypyidaw
Quân đội Myanmar duyệt binh trong ngày kỷ niệm 27/3 tại thủ đô Naypyidaw

Trung Quốc phải tăng cường "kiểm soát mềm" của nước này đối với Myanmar để thực hiện giấc mơ của mình trong việc xây dựng một Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội Ấn Độ Dương, theo một bình luận từ Sina Military tại Bắc Kinh

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc CCTV, Quân đoàn số 14 của Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa gần đây đã tiến hành cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn ở khu vực phía Tây của tỉnh Vân Nam, phía Tây Nam của Trung Quốc, gần biên giới Trung Quốc - Myanmar. Cuộc diễn tập diễn ra trong bối cảnh căng thẳng tăng cao giữa hai nước do cáo buộc bạo lực leo thang giữa chính phủ Myanmar và các lực lượng dân tộc nổi dậy tràn vào Trung Quốc sau khi một quả đạn lạc đã san phẳng một ngôi nhà và một quả bom đã giết chết bốn người nông dân Yunnan hồi đầu tháng này.

Trang tin quân sự Sina cho rằng Bắc Kinh sẽ gửi một thông điệp đến Naypyidaw - bắt đầu một cuộc tấn công mới vào quân đội liên minh dân tộc dân chủ Myanmar của những kẻ nổi loạn tại khu tự trị Kokang vào ngày 27/3 - thông qua cuộc diễn tập. Thông tin  rò rỉ rằng nước này sẽ thắt chặt các lệnh cấm ở khu vực biên giới và đặt các đơn vị pháo binh và phòng không vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Với Trung Quốc, tăng cường "sự kiểm soát mềm" dài hạn với Myanmar là quan trọng vì cả lý do kinh tế và quân sự. Không giống như các láng giềng khác như Việt Nam, Campuchia, Nepal và Bhutan, Myanmar cung cấp một tuyến đường trọng yếu tới Ấn Độ Dương. Đây là lý do tại sao Trung Quốc hướng tới mục đích cuối cùng để thuê đất từ Myanmar để xây dựng căn cứ Hải quân PLA ở đó, báo cáo nêu rõ.

Đồng nghĩa, Trung Quốc cần phát triển sự liên minh quân sự với Myanmar, có lẽ bắt đầu với sự trợ giúp trong các nhiệm vụ cứu trợ phi quân sự, Sina Military nhận định. Trung Quốc cũng cần tăng tốc phát triển các đường ống dẫn khí gas và dầu mỏ giữa hai nước vì nước này có thể trở thành một đối tác lớn nhất của Myanmar về công nghiệp dầu mỏ.

Thêm vào đó, Trung Quốc nên khởi động đầu tư vào giao thông của Myanmar, phát triển cảng biển, cơ sở hạ tầng thành thị, các lĩnh vự y tế, truyền thông và năng lượng mà nhờ đó nhân dân Myanmar có thể cảm nhận những lợi ích tích cực từ việc gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, báo cáo cho biết thêm.

Cũng theo báo cáo, nếu Trung Quốc có thể bảo đảm một cánh cửa cố định tới Ấn Độ Dương tại Myanmar trong tương lai, "Hạm đội biển xa" của Hải quân PLA có thể chia thành Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội Ấn Độ Dương.

Hạm đội Thái Bình Dương sẽ chịu trách nhiệm chuỗi đảo đầu tiên - một đường qua các quần đảo Kurile, Nhật Bản, đảo Ryukyu, Đài Loan, Philippine và Indonesia - chuỗi đảo thứ hai - một đường từ Bắc-Nam từ Kuriles qua Nhật Bản, Bonins, Marianas, Carolines và Indonesia. Hạm đội Ấn Độ Dương sẽ chịu trách nhiệm khu vực từ eo biển Malacca ở Biển Đông qua phía Bắc Ấn Độ Dương.

Ngoài ra, các vùng hoạt động của hai Hạm đội có thể sử dụng phía Nam Đài Loan (Trung Quốc) và Philippines như một ranh giới mà có thể vượt qua để hỗ trợ lẫn nhau.

Theo Uy Phong
Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm