1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Syria có nguy cơ bị Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia xâm lược?

Tổng thống Syria Bashar al-Assad vừa đưa ra tuyên bố đầy lo lắng về nguy cơ nước này bị Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia “xâm lược”.

Syria không loại trừ “một cuộc xâm lược”

Tổng thống Syria Bashar al-Assad ngày 12-2 vừa đưa ra nhận định không lấy gì làm vui vẻ rằng, trong bối cảnh cuộc đàm phán hòa bình ở Geneva - Thụy Sĩ hiện đang bế tắc, nước này đứng trước nguy cơ xảy ra một cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia.

Trả lời phỏng vấn của giới truyền thông, ông Assad tuyên bố rằng "không thể loại trừ" khả năng xảy ra một cuộc xâm lăng như vậy. Đồng thời, vị Tổng thống Syria nói thêm rằng, không quân của nước này nhất định sẽ đáp trả mọi hành động xâm lược.

Ông Assad cũng tuyên bố rằng chính quyền Damascus sẵn sàng tiếp tục tiến hành cuộc đàm phán vì hòa bình ở Syria nhưng đồng thời khẳng định, quân đội nước này sẽ tiếp tục chiến đấu chống chủ nghĩa khủng bố cho đến khi nào hoàn toàn giải phóng đất nước.

"Chúng tôi tuyệt đối tin tưởng vào đàm phán, tuy nhiên nếu tiến hành thương lượng cũng không có nghĩa là chúng tôi chấm dứt đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố. Cả hai con đường này là giải pháp không tránh khỏi tại Syria" - ông Assad tuyên bố trong cuộc phỏng vấn.

Nhà lãnh đạo Syria nhận xét rằng, quá trình giải thoát đất nước khỏi “chủ nghĩa khủng bố” có thể phải mất một khoảng thời gian rất dài, nhưng nước này sẽ chiến đấu bền bỉ để đạt được mục đích của mình.

Assad: Syria đang đứng trước khả năng bị nước ngoài “xâm lược”?
Assad: Syria đang đứng trước khả năng bị nước ngoài “xâm lược”?

Cuộc nội chiến tại Syria đã bùng phát liên tục từ tháng 3-2011 cho đến nay, khiến hơn 220.000 người thiệt mạng (theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc), và hàng triệu người khác phải chạy khỏi đất nước, khiến cả châu Âu chao đảo vì làn sóng người di cư.

Quân đội chính phủ nước này đã phải đối chọi với hàng chục băng nhóm phiến quân thuộc các hình thái vũ trang khác nhau. Trong đó, tàn bạo hơn cả là nhóm khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" IS và "Dzhebhat en-Nusra" (Mặt trận al-Nusra - chi nhánh của al-Qaeda ở Syria).

Mỹ và Saudi Arabia bàn về cuộc chiến trên bộ

Tuyên bố trên được Tổng thống Syria đưa ra trong bối cảnh Washington và đồng minh Riyadh đang bàn bạc về khả năng tiến hành một cuộc chiến trên mặt đất chống lại nhóm khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” tại Syria, sau khi các hoạt động không kích không đạt được yêu cầu đề ra.

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ John Kirby tuyên bố, Washington luôn hoan nghênh các nước khác có những đóng góp lớn hơn vào cuộc đấu tranh chống IS. Điều trước đây chưa bàn đến thì bây giờ sẽ được cân nhắc là triển khai chiến dịch mặt đất của liên quân Mỹ ở Syria và Iraq.

Mỹ luôn cho rằng, quân đội Iraq không đủ khả năng giải phóng đất nước
Mỹ luôn cho rằng, quân đội Iraq không đủ khả năng giải phóng đất nước

Ông Kirby tiết lộ, Mỹ và Saudi Arabia hoài nghi về khả năng giải quyết hòa bình cuộc xung đột ở Syria và đang thảo luận về khả năng tiến hành một chiến dịch mặt đất. Saudi Arabia cũng đã bày tỏ thái độ sẵn sàng phái quân đội của nước mình tới Syria để tham gia chiến dịch mặt đất.

Tuyên bố của Cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng Saudi Arabia Ahmed Ussery cho biết, hoạt động tác chiến trên mặt đất của nước này sẽ diễn ra khi nhận được sự chấp thuận của Bộ chỉ huy liên quân quốc tế do Hoa Kỳ đứng đầu.

Trước đó, báo Anh The Guardian dẫn nguồn tin riêng ở vương quốc này cho biết rằng, Riyadh có thể phái tới Syria vài nghìn binh sĩ để chiến đấu chống tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo", nếu việc tiến hành chiến dịch có sự phối hợp với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ John Kirby nói thêm rằng, Hoa Kỳ cần biết nhiều hơn, chi tiết hơn về đề xuất này và đang thảo luận với chính quyền Saudi Arabia xem ý định của họ là gì và kế hoạch cụ thể, cùng với số lượng quân được triển khai ra sao.

Theo báo Anh The Guardian, tuyên bố của Saudi Arabia về khả năng tham chiến trên bộ ở Syria mang tính chất chính thức và nghiêm túc. Riyadh có thể phái "hàng nghìn lính đặc nhiệm” để tham gia hoạt động quân sự chống nhóm khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" ở Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ “xâm lược”, UAE sẵn sàng tung quân

Tuần trước, đại diện chính thức của Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov tuyên bố, có cơ sở để cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang chuẩn bị một cuộc xâm lược Syria.

Ông Konashenkov cho biết, nước này có những cơ sở đáng tin cậy để thấy rằng, những gì đang xảy ra trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria đang thể hiện sự chuẩn bị tích cực cho một cuộc xâm lược quân sự của chính quyền Erdogan vào một quốc gia có chủ quyền là Cộng hòa Ả Rập Syria.

Những dấu hiệu của việc chuẩn bị bí mật để đảm bảo cho các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành những hành động quân sự trên lãnh thổ Syria đang được chúng tôi ghi nhận ngày một nhiều hơn” - ông Konashenkov nói với các phóng viên.

Saudi Arabia quyết định điều quân sang tham chiến ở Syria
Saudi Arabia quyết định điều quân sang tham chiến ở Syria

Theo ông, Bộ Quốc phòng Nga trước đó đã công bố trước cộng đồng quốc tế những bằng chứng video không thể chối cãi, quay cảnh các tổ hợp pháo tự hành Thổ Nhĩ Kỳ đang nã đạn vào các khu dân cư Syria ở phía bắc Latakia, nhưng đại diện Mỹ-NATO vẫn vẫn giữ im lặng cho đến nay.

Ông cũng nhắc nhở rằng, Bộ Quốc phòng Nga đã tăng cường tất cả các loại hình tình báo ở khu vực Trung Đông, nên việc Thổ Nhĩ Kỳ bãi bỏ chuyến bay của các quan sát viên Nga ở khu vực biên giới giữa hai nước cũng sẽ không thể che giấu được ý đồ của Ankara và các quốc gia Ả rập.

Cùng với đó, chính quyền Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) hôm 4-2 cũng cho biết, họ sẽ gửi bộ binh tới Syria để tham gia cuộc chiến chống tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" IS, trong thành phần của liên minh chống khủng bố quốc tế do Mỹ lãnh đạo

Ngoại trưởng UAE Anwar Gargash cho biết rằng, nước này chưa quyết định việc điều động đến hàng ngàn quân tham chiến ồ ạt, mà trước mắt chỉ xem xét việc điều động đến Syria các sĩ quan lãnh đạo bộ phận tác chiến mặt đất và những người hỗ trợ họ.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hiện đã đồn trú trong lãnh thổ Syria và Iraq
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hiện đã đồn trú trong lãnh thổ Syria và Iraq

Trước đó, CNN dẫn nguồn tin của lãnh đạo khối đối lập Iraq (Irada) là bà Hanan al-Fatlawi cho biết rằng, Ả Rập Saudi và các đồng minh trong số các nước Ả Rập đang chuẩn bị một hoạt động chống IS trên quy mô lớn, với sự tham gia của 150 000 quân, trong đó có 10.000 quân Mỹ.

Theo đó, liên minh quân sự đa quốc gia do Mỹ lãnh đạo bao gồm khoảng 100 nghìn quân, trong đó, Mỹ đóng góp 10.000, còn lại 90.000 quân sẽ lấy từ các quốc gia Ả Rập dòng Sunni xung quanh như: Saudi Arabia, United Arab Emirates (UAE), Qatar, Jordan và đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ.

Lực lượng Liên minh chống IS này trước hết sẽ đóng quân ở phía tây Iraq, (giáp biên giới Syria), để triển khai các hoạt động tấn công tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS. Tuy nhiên, 10.000 quân Mỹ sẽ chỉ tham gia các hoạt động cung cấp hỗ trợ hậu cần, kỹ thuật.

Theo Huy Bình

Đất Việt