1. Dòng sự kiện:
  2. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  3. Xung đột leo thang ở Trung Đông
  4. Chiến sự Nga - Ukraine

Sức hút Nga khiến phương Tây xiêu lòng

Các công ty châu Âu và Mỹ tìm mọi cách né tránh lệnh trừng phạt để làm ăn với Nga.

Bất chấp những tuyên bố cứng rắn của giới cầm quyền, các doanh nghiệp châu Âu, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng, vẫn tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Nga.

Theo bình luận của tờ Thời báo Tài chính, việc mở rộng hợp tác giữa các tập đoàn dầu mỏ lớn của Nga và châu Âu đã cho thấy khoảng cách ngày càng lớn giữa châu Âu và Mỹ.

Theo đó,các công ty dầu khí châu Âu không quá lưu tâm tới các biện pháp trừng phạt và đang mở rộng hợp tác, chứ không quay lưng lại đối với các đối tác Nga.

Các tập đoàn dầu mỏ lớn nhất châu Âu vẫn tăng khối lượng giao dịch với các đối tác Nga, điều cho thấy các tập đoàn của phương Tây trong năm nay đã học được cách "sống" trong điều kiện Moskva bị áp đặt các giới hạn.

Sức hút Nga khiến phương Tây xiêu lòng
Giám đốc điều hành BP Bob Dudley và Chủ tịch Rosneft Eduard Khudainatov trong một lễ ký kết hợp đồng

Tập đoàn BP sắp hoàn tất một thỏa thuận mua 20% cổ phần tại mỏ dầu của Rosneft ở Siberia. Giá trị hợp đồng vào khoảng 700 triệu USD.

Các công ty Eni và Statoil đã nhận được giấy phép tiếp tục hoạt động các liên doanh của họ với Rosneft.

Shell tiếp tục hợp tác với Gazpromneft và đang chờ phê duyệt của Chính phủ Hà Lan cho các dự án khác.

Việc mở rộng hợp tác giữa các đại gia dầu mỏ của Nga và châu Âu cho thấy khoảng cách ngày càng lớn giữa châu Âu và Mỹ. Nếu Nhà Trắng đóng băng 10 dự án của ExxonMobil với Rosneft, thì các biện pháp trừng phạt của châu Âu cho phép các doanh nghiệp của họ có thể tiếp tục hợp tác theo hợp đồng đã ký trước đó, tình hình này khiến cả ExxonMobil cũng phải mở rộng hoạt động của họ ở Nga.

Thực tế này cho thấy các công ty Mỹ rơi vào tình thế bất lợi so với doanh nghiệp châu Âu và thiệt hại nhiều hơn.

Trong khi đó, các công ty châu Âu vẫn hy vọng các biện pháp trừng phạt sẽ bị hủy bỏ. Giám đốc điều hành BP, Bob Dudley cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNBC rằng BP sẽ "tìm hiểu cơ hội đầu tư bổ sung ở Nga".

Đại diện Rosneft của Nga cũng tiết lộ các công ty phương Tây "rất quan tâm" tới việc mở rộng hợp tác với đối tác Nga dù vẫn công khai rằng tuân thủ nghiêm các lệnh trừng phạt. Giới lãnh đạo châu Âu cũng cố tình phớt lờ thực tế này.
Lãnh đạo các nước G7 tại Hội nghị thượng đỉnh vừa diễn ra tại Đức
Lãnh đạo các nước G7 tại Hội nghị thượng đỉnh vừa diễn ra tại Đức

Ngoài ra, các công ty châu Âu cũng tìm cách lách luật khi thay đổi lộ trình xuất khẩu một số mặt hàng sang Nga thông qua nước thứ ba không tham gia các biện pháp trừng phạt Nga như Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil. Những “đối thủ” cạnh tranh nhau tại thị trường Nga còn sử dụng các nhà máy tại Trung Quốc hay Ấn Độ để xử lý các đơn đặt hàng từ Nga!

Từ phía Nga, họ cũng có những cách lách luật hết sức đơn giản. Đó là thành lập các công ty mới, thực chất chỉ là “con đẻ” của các công ty Nga bị cấm vận.

Một giám đốc kinh doanh của một công ty Pháp tại Nga cho biết ngay sau khi công ty này thông báo với một công ty nhà nước của Nga hồi tháng Hai rằng họ không thể bán thiết bị theo đề nghị, lập tức có một công ty khác của Nga tiếp cận và đưa ra đề nghị tương tự.

Thực ra, bản thân châu Âu từ lâu đã nhận ra chiêu trò “đi đêm hưởng lợi” một mình của Mỹ trong quan hệ với Nga. Báo chí Đức mới đây đã đưa ra những bằng chứng không thể chối cãi.

Ví dụ như thương vụ hãng sản xuất máy bay trực thăng Bell của Mỹ đã ký kết hợp đồng với nhà máy hàng không dân dụng Ekaterinburg ở Ural. Đây là một doanh nghiệp Nga thuộc Tập đoàn Rostec do ông Sergei Chemezov, một trong những nhân vật “thân tín” của Tổng thống Vladimir Putin, lãnh đạo.

Điều đáng chú ý là ông Chemezov cùng tập đoàn Rostec đã có tên trong danh sách các đối tượng bị Mỹ trừng phạt, song Bell dường như không bận tâm về điều này.

Một bằng chứng khác là hãng sản xuất máy bay Boeing và nhà sản xuất titan Avisma (Nga) quyết định tiếp tục gia hạn hợp đồng hợp tác tới năm 2022. Hay hồi tháng 1/2015, nhà chế tạo thiết bị vũ trụ và tên lửa đẩy Orbital Sciences của Mỹ đã ký với tập đoàn chế tạo Energomash (Nga) hợp đồng sản xuất 60 động cơ cho tên lửa Antares…
 
Theo Tài Việt
Đất Việt