1. Dòng sự kiện:
  2. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt
  3. Chính quyền Trump 2.0
  4. Chiến sự Nga - Ukraine

Sự thật ít biết lực lượng phòng thủ phóng xạ, hóa-sinh học của Nga

Thanh Thành

(Dân trí) - Ngoài nhiệm vụ trinh sát phát hiện mức độ phóng xạ cao, sử dụng vũ khí sinh học; khử độc, Lực lượng phòng thủ phóng xạ, hóa học và sinh học (RCBD) Nga mới đây đã chế tạo "áo tàng hình" cho binh sĩ.

Sự thật ít biết lực lượng phòng thủ phóng xạ, hóa-sinh học của Nga - 1

Lực lượng phòng thủ phóng xạ, hóa học và sinh học của Nga (Ảnh: Sputnik).

Theo Sputnik, lực lượng RCBD của Nga lần đầu tiên thu hút được sự chú ý và công nhận của quốc tế vào mùa xuân năm 2022, khi họ bắt đầu khám phá hết kho tài liệu mật này đến kho tài liệu mật khác mô tả chi tiết về quy mô các chương trình sinh học quân sự của Mỹ ở Ukraine và trên toàn cầu.

Trên thực tế, từ năm 1918, Hội đồng Quân sự cách mạng nước Cộng hòa Nga Xô Viết non trẻ đã ra lệnh thành lập lực lượng hóa học của Hồng quân. Quyết định thành lập lực lượng đặc nhiệm được đưa ra sau khi chứng kiến Đức dùng vũ khí hóa học chống lại Nga trong Thế chiến I ở Mặt trận phía Đông.

Trong những năm 1920 và 1930, lực lượng Hóa học đã chuẩn bị cho cuộc đại xung đột toàn cầu tiếp theo, lường trước việc sử dụng rộng rãi vũ khí hóa học vì vậy đã huấn luyện cả quân đội và dân thường về phòng vệ hóa học, đồng thời tích trữ vũ khí hóa học. Lực lượng này cũng đồng thời được phân công trực thuộc vào tất cả lực lượng súng trường và kỵ binh Nga.

Trong Thế chiến II, vì lo ngại Đức Quốc xã lại sử dụng vũ khí hóa học, Hồng quân đã duy trì lực lượng và trang thiết bị để bảo vệ và đáp trả tương xứng với các cuộc tấn công như vậy. Và đến năm 1944 đã thành lập 19 lữ đoàn vũ khí hóa học chuyên dụng. Tuy nhiên, vũ khí hóa học không bao giờ được sử dụng và các đơn vị Nga đã bị giải tán sau chiến tranh.

Nhưng cuộc chạy đua vũ trang hủy diệt hàng loạt trong Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô đã mang lại tầm quan trọng mới cho lực lượng Hóa học: chống lại nhiều loại vũ khí khác như vũ khí sinh học và hạt nhân, cộng thêm nhiệm vụ điều hành lực lượng mặt đất được trang bị súng phun lửa.

Lực lượng hóa học đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết hậu quả thảm họa hạt nhân Chernobyl vào mùa xuân và mùa hè năm 1986, với 10 trung đoàn và tiểu đoàn tham gia vào các hoạt động dọn dẹp và xây dựng "quan tài" khổng lồ che phủ lò phản ứng số 4 bị hư hại.

Chỉ huy Lực lượng Hóa học Vladimir Karpovich Pikalov, người đã ở lại vùng thảm họa trong 2 tháng liên tiếp và bị nhiễm một lượng phóng xạ nghiêm trọng, đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.

Cuối cùng, hàng trăm binh sĩ tại Chernobyl đã phải đối mặt với mức độ phóng xạ nguy hiểm trong khi phải giải quyết hậu quả của một thảm họa hóa học tồi tệ chưa từng có trong lịch sử, với hàng chục người bị bệnh và chết sớm trong nhiều năm.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, năm 1992, lực lượng hóa học được đổi tên thành Lực lượng phòng thủ phóng xạ, hóa học và sinh học (RCBD).

Nhiệm vụ sống còn

Nhiệm vụ của họ ngày nay hầu như vẫn giống như trước, bao gồm trinh sát để phát hiện mức độ phóng xạ cao và việc sử dụng vũ khí sinh học, khử nhiễm, khử khí độc, khử trùng với khu vực và đồng phục cũng như thiết bị của lực lượng hoạt động trong khu vực bị ô nhiễm bởi vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD).

Lực lượng RCBD bao gồm các đội hình, đơn vị và tiểu đơn vị sẵn sàng chiến đấu rải rác khắp các quân khu, đội hình và chi nhánh của Lực lượng Vũ trang Nga cũng như các trung tâm huấn luyện và khoa học quân sự con người, nơi hàng trăm binh sĩ được đào tạo về phòng thủ phóng xạ, hóa học và sinh học hàng ngày.

Đội hình RCBD hiện đại bao gồm trinh sát-sinh-hóa học hạt nhân, bảo vệ, các biện pháp đối phó khí dung, xử lý, sửa chữa thiết bị và trung tâm phân tích, cũng như các đơn vị vận hành súng phun lửa, bệ phóng tên lửa nhiệt áp TOS-1A Solntsepek và TOS-2 Tosochka.

Vì vai trò nổi bật trong chiến dịch quân sự ở Ukraine, lực lượng RCBD của Nga đã nhận được nhiều lời khen ngợi với hai lữ đoàn được phong tặng danh hiệu cao quý "Cận vệ" và 4 sĩ quan nhận huy chương Anh hùng Liên bang Nga và 310 binh sĩ nhận được Huân chương Dũng cảm. 

Sự thật ít biết lực lượng phòng thủ phóng xạ, hóa-sinh học của Nga - 2

Lực lượng RCBD của Nga xử lý khu vực nhà máy điện hạt nhân Chernobyl bằng dung dịch khử nhiễm (Ảnh: Sputnik).

"Thành công của quân đội chúng tôi phụ thuộc vào tính chuyên nghiệp và chủ nghĩa anh hùng của RCBD. Đối thủ cảm nhận được điều này và săn lùng" súng phun lửa do RCBD vận hành", chuyên gia quân sự kỳ cựu Vasily Dandykin và là cựu đại úy Hải quân Nga nói.

Ông Dandykin chỉ ra rằng, chính lực lượng RCBD cũng chứng minh xu hướng giúp Nga ngăn chặn xung đột, đồng thời nhớ lại việc phái họ tới Syria vào năm 2013 để loại bỏ và tháo dỡ kho vũ khí hóa học nhằm giải trừ nguy cơ Mỹ đem quân tấn công sau một cuộc tấn công hóa học giả mạo của phiến quân.

Nhưng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine, lực lượng RCBD đã thu hút sự chú ý và nổi tiếng trên khắp thế giới ở mức độ cao nhất khi liên tiếp báo cáo về nghi vấn mạng lưới phòng thí nghiệm sinh học quân sự do Mỹ tài trợ và vận hành ở Ukraine, tại các khu vực thuộc Liên Xô cũ và trên thế giới.

Lực lượng RCBD của Nga còn phục vụ trên thực địa tại các nhà máy điện hạt nhân Chernobyl và Zaporozhye, đồng thời theo dõi các hành động khiêu khích của đối thủ, bao gồm cả những hoạt động liên quan đến việc sử dụng vũ khí bom bẩn.

Trong thành tích ấn tượng mới nhất, các nhà nghiên cứu của RCBD đã phát triển một loại vải ba lớp có khả năng che giấu binh sĩ khỏi sự phát hiện của máy ảnh nhiệt (còn gọi là áo tàng hình), được giới thiệu hồi tháng 8/2023.

Theo Sputnik