1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Sự cố kênh đào Suez và bài toán đa dạng hóa các tuyến hàng hải chiến lược

Sự cố tàu mắc kẹt ở kênh đào Suez cho thấy rõ tầm quan trọng của tuyến đường thủy này với thương mại toàn cầu, nhưng cũng đặt ra cho ngành hàng hải quốc tế bài toán đa dạng hóa các tuyến hàng hải chiến lược.

Bài học từ sự cố kênh đào Suez

Kết luận cuối cùng và chính xác nhất về nguyên nhân gây ra vụ mắc kẹt tàu siêu khổng lồ vừa qua tại kênh đào Suez phải chờ cơ quan quản lý‎ kênh đào Suez công bố chính thức. Lời giải thích hợp lý ban đầu theo Cơ quan quản lý kênh đào Suez và người điều hành con tàu thì vụ tai nạn chủ yếu là do thiếu tầm nhìn do điều kiện thời tiết xấu, với sức gió lên tới 40 hải lý/giờ, dẫn đến mất khả năng kiểm soát.

Sự cố kênh đào Suez và bài toán đa dạng hóa các tuyến hàng hải chiến lược - 1

Sự cố kênh đào Suez đặt ra bài toán đa dạng hóa các tuyến hàng hải chiến lược. Ảnh: Maxar

Đây là lần thứ ba kể từ khi được đưa vào sử dụng từ năm 1869, kênh đào Suez bị phong tỏa, hai lần trước đều là do những cuộc khủng hoảng về quân sự- chính trị và phải đóng cửa trong thời gian dài hơn. Cuối năm 1956, cuộc khủng hoảng đã làm kênh đào Suez bị đóng cửa trong 5 tháng và năm 1967 Israel đánh chiếm Suez và bán đảo Sinai khiến kênh đào bị đóng cửa 8 năm.

Thủ tướng Ai Cập Madbouly cho rằng đây là một tai nạn rất đặc biệt và có trách nhiệm của cơ quản lý kênh đào Suez đối với việc di chuyển của những con tàu như vậy.

Hậu quả từ vụ tàu mắc kẹt

Hơn 360 tàu hàng, tàu chở dầu phải neo chờ khi tàu Ever Given bị mắc kẹt trên kênh Suez trong suốt 6 ngày qua. Giá dầu thế giới cũng đã tăng ngay khi xảy ra sự cố này. Tuyến đường thủy chiến lược đã mất từ 12-14 triệu USD doanh thu hàng ngày do sự cố. Nhiều tàu phải điều chuyển hướng sang Nam Phi cũng sẽ gây thất thu lớn cho Ai Cập. Đó là chưa kể tới thiệt hại của các tàu hàng do phải chờ đợi 6 ngày qua khiến hàng hóa chậm, hỏng hoặc nhiều tàu không đăng ký bảo hiểm hoãn hủy lịch trình.

Người đứng đầu Cơ quan quản lý kênh đào Suez, Trung tướng Osama Rabie nói rằng thuyền trưởng tàu Ever Given phải chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng này và sẽ xử lý theo luật pháp dựa trên kết luận điều tra cuối cùng. Kết quả xử lý pháp lý sự cố và các giải pháp sẽ được công bố trong những ngày tới, đặc biệt liên quan tới các hậu quả do mắc kẹt. Trước đó, Ai Cập cũng tính tới giảm giá cho các tàu khác do phải chờ đợi qua kênh Suez.

Dù trong thời gian qua để đảm bảo an toàn giao thông cho các tàu qua kênh Suez, Ai Cập đã trang bị nhiều tàu cứu hộ lớn, thường xuyên nạo vét kênh, đặc biệt chú trọng tới an toàn tuyệt đối cho các tàu qua kênh. Nhưng sau sự cố này, chắc chắn cơ quan quản lý kênh đào Suez sẽ có phương án để tránh sự cố tương tự. Trước đó, để tàu thuyền lưu thông và không bị tắc nghẽn, năm 2015, Ai Cập đã thông một tuyến kênh đào Suez mới song song với kênh đào cũ.

Vấn đề đa dạng hóa các tuyến hàng hải huyết mạch

Sự cố tàu mắc kẹt ở kênh Suez cho thấy rõ tầm quan trọng của tuyến đường thủy này với thương mại toàn cầu. Nó cũng đặt ra cho ngành hàng hải quốc tế về sự lựa chọn khác và sẽ là thách thức với kênh đào Suez.

Iran và Ấn Độ, Nga đang xây dựng một hành lang thương mại đa phương thức dài 7.200 km, được gọi là Hành lang Vận tải quốc tế Bắc Nam (INSTC) từ gần hai thập kỷ nay. Điểm nhấn là sử dụng cảng Chabahar làm điểm kết nối giữa Ấn Độ với châu Âu bằng một mạng lưới đường bộ, đường sắt và đường biển chuyên dùng cho vận tải hàng hóa.

Đây được cho là một giải pháp thay thế hiệu quả so với tuyến kênh đào Suez vì chi phí có thể sẽ giảm. Nhiều quốc gia đang tham gia vào dự án này. Dự án đang được đẩy nhanh để mở rộng năng lực vận tải của tuyến đường, cùng một phương án đầy tham vọng về việc xây dựng một con kênh khổng lồ dài 765km, trị giá 7 tỷ USD kéo dài từ Biển Caspi đến các bờ biển phía Nam của Iran.

Khoảnh khắc siêu tàu hơn 200.000 tấn "bít" kênh Suez

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm