1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

"Quân tình nguyện Việt Nam giúp hồi sinh dân tộc Campuchia"

Người dân Campuchia coi bộ đội Mặt trận và quân tình nguyện Việt Nam là những "cứu tinh" đến cứu giúp họ thoát khỏi "lưỡi hái tử thần." Chiến thắng chế độ diệt chủng ngày 7/1/1979 đã mở ra trang mới trong lịch sử đất nước.

Nhân kỷ niệm “Ngày chiến thắng chế độ diệt chủng ở Campuchia (7/1/1979)," nhà báo Khiev Kola, 53 tuổi, người từng là phóng viên của nhiều cơ quan báo chí Campuchia và quốc tế, hiện là bình luận viên chính trị của đài truyền hình CTN của Campuchia đã dành cho phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Campuchia cuộc trao đổi về những đánh giá, nhìn nhận của ông về ý nghĩa của ngày 7/1 cũng như vị trí, giá trị vô cùng quan trọng của quân tình nguyện Việt Nam.

Nhân dân thủ đô Phnom Penh tiễn đưa quân tình nguyện Việt Nam về nước. (Nguồn: TTXVN)

Nhân dân thủ đô Phnom Penh tiễn đưa quân tình nguyện Việt Nam về nước. (Nguồn: TTXVN)

Theo ông Khiev Kola, trong thế kỷ 20 nhân loại đã chứng kiến một chế độ tàn bạo nhất trong lịch sử Campuchia cũng như thế giới, đó là Campuchia Dân chủ, thường được gọi là Angkar (tổ chức) do Pol Pot đứng đầu.

Chỉ hơn 3 năm từ 1975-1978, "tập đoàn tội ác" này đã giết hại hơn 2 triệu người dân Campuchia, chiếm 1/3 dân số đất nước thời bấy giờ. Xã hội Campuchia ngày đó hầu như bị hủy diệt khi không có chợ búa, trường học, bệnh viện và tiền tệ. Các hoạt động tôn giáo cũng bị cấm đoán.

Nhà báo Khiev Kola nhớ lại, sau khi chiếm được thủ đô Phnom Penh vào tháng 4/1975, Pol Pot đã lập tức lùa dân ra khỏi thành phố và đưa họ đến các công trường lao động khổ sai ở các vùng nông thôn.

Trong nhà tù không lồ này, người dân bị xử tử bất cứ lúc nào nếu bị nghi là phản động hay gián điệp. Nhiều hình thức tra tấn cực hình cũng được áp dụng trong khi rất nhiều người chết vì không có thuốc men chạy chữa khi ốm đau…

Khi người dân Campuchia đang rên xiết, tuyệt vọng trong địa ngục trần gian do Angkar dựng lên thì họ đã được bộ đội Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia cùng quân tình nguyện Việt Nam đến cứu.

Người dân Campuchia lúc đó coi bộ đội Mặt trận và quân tình nguyện Việt Nam là những "cứu tinh" đến cứu giúp họ thoát khỏi "lưỡi hái tử thần." Chiến thắng 7/1/1979 đã khép lại trang sử đen tối, đau thương của Campuchia, đồng thời mở ra trang mới trong lịch sử đất nước.

Theo ông Kola, nếu không có ngày 7/1/1979 ấy, nhân dân Campuchia sẽ không có được những thành quả như ngày nay với một Vương quốc Campuchia ngày càng ổn định, phát triển, hội nhập khu vực và quốc tế.

Nhà báo Khiev Kola khẳng định việc quân tình nguyện Việt Nam đến Campuchia đáp ứng lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia và thể theo nguyện vọng khẩn thiết của người dân Campuchia.

Quân tình nguyện Việt Nam đã giúp Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, đem lại sự hồi sinh cho dân tộc này.

Với sự hiện diện đến năm 1988, quân tình nguyện Việt Nam không chỉ giúp lật đổ chế độ Pol Pot mà còn giúp ngăn chặn chế độ diệt chủng quay trở lại, giúp người dân Campuchia khắc phục khó khăn, khôi phục và xây dựng lại đất nước từ đống tro tàn.

Ông nói: "Nhân dân Campuchia luôn khắc ghi sự hy sinh cao cả của quân tình nguyện Việt Nam, của những người mẹ, người vợ, người cha, anh chị em… đã cho người thân ruột thịt của mình đến cứu giúp người anh em Campuchia trong cơn hoạn nạn.

Đó là một sự thật lịch sử không thể xuyên tạc. Chính nghĩa đó ngày càng sáng ngời khi những kẻ đầu sỏ của chế độ Campuchia Dân chủ đã bị đưa ra xét xử tại Tòa án ở Phnom Penh do Liên hợp quốc (LHQ) hỗ trợ về tội diệt chủng, chống lại loài người…"

Ở góc độ cá nhân, nhà báo Kola gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quân tình nguyện Việt Nam đã cứu giúp nhân dân Campuchia cũng như cá nhân ông thoát khỏi họa diệt chủng Pol Pot.

Khi được hỏi về quan hệ Việt Nam-Campuchia trong quá khứ, hiện tại và tương lai, ông Khiev Kola cho biết Campuchia và Việt Nam là hai nước láng giềng gần gũi về địa lý, văn hóa, phong tục tập quán… nên có quan hệ hữu nghị truyền thống.

Nhân dân hai nước cùng uống chung dòng nước sông Mekong nên gắn bó, chia ngọt sẻ bùi với nhau trong suốt chiều dài lịch sử.

Trong cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc và giành độc lập dân tộc trước đây, hai bên luôn ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau. Cố Quốc vương Norodom Sihanouk của Campuchia và Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức từ năm 1967 và quan hệ đó ngày càng phát triển bền vững theo phương châm đã được lãnh đạo hai bên thông qua là: “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài.”

Trong thời đại toàn cầu hóa, hợp tác và phát triển kinh tế có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng tầm hợp tác chính trị giữa hai nước.

Phát triển quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư song phương không ngừng tăng cao trong những năm qua là một điều rất đáng ghi nhận.

Trong chuyến thăm Việt Nam mới đây của Thủ tướng Hun Sen và Đoàn đại biểu cấp cao chính phủ Hoàng gia Campuchia, hai bên đã ký một loạt thỏa thuận hợp tác song phương, trong đó có việc tăng kim ngạch thương mại hai chiều lên 5 tỷ USD trong vòng 5 năm tới. Nhà báo Kola tin rằng với quan hệ hai nước hiện nay, tất cả thỏa thuận hợp tác đã ký sẽ được thực hiện hiệu quả.

Ngoài tăng cường hợp tác song phương, hai nước cũng đã giúp đỡ nhau trong hội nhập khu vực và quốc tế. Campuchia và Việt Nam hiện nay đều là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Liên hợp quốc cũng như nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế khác.

"Quân tình nguyện Việt Nam giúp hồi sinh dân tộc Campuchia"

Nhân kỷ niệm “Ngày chiến thắng chế độ diệt chủng ở Campuchia (7/1/1979)," nhà báo Khiev Kola, 53 tuổi, người từng là phóng viên của nhiều cơ quan báo chí Campuchia và quốc tế, hiện là bình luận viên chính trị của đài truyền hình CTN của Campuchia đã dành cho phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Campuchia cuộc trao đổi về những đánh giá, nhìn nhận của ông về ý nghĩa của ngày 7/1 cũng như vị trí, giá trị vô cùng quan trọng của quân tình nguyện Việt Nam.

Theo ông Khiev Kola, trong thế kỷ 20 nhân loại đã chứng kiến một chế độ tàn bạo nhất trong lịch sử Campuchia cũng như thế giới, đó là Campuchia Dân chủ, thường được gọi là Angkar (tổ chức) do Pol Pot đứng đầu.

Chỉ hơn 3 năm từ 1975-1978, "tập đoàn tội ác" này đã giết hại hơn 2 triệu người dân Campuchia, chiếm 1/3 dân số đất nước thời bấy giờ. Xã hội Campuchia ngày đó hầu như bị hủy diệt khi không có chợ búa, trường học, bệnh viện và tiền tệ. Các hoạt động tôn giáo cũng bị cấm đoán.

Nhà báo Khiev Kola nhớ lại, sau khi chiếm được thủ đô Phnom Penh vào tháng 4/1975, Pol Pot đã lập tức lùa dân ra khỏi thành phố và đưa họ đến các công trường lao động khổ sai ở các vùng nông thôn.

Trong nhà tù không lồ này, người dân bị xử tử bất cứ lúc nào nếu bị nghi là phản động hay gián điệp. Nhiều hình thức tra tấn cực hình cũng được áp dụng trong khi rất nhiều người chết vì không có thuốc men chạy chữa khi ốm đau…

Khi người dân Campuchia đang rên xiết, tuyệt vọng trong địa ngục trần gian do Angkar dựng lên thì họ đã được bộ đội Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia cùng quân tình nguyện Việt Nam đến cứu.

Người dân Campuchia lúc đó coi bộ đội Mặt trận và quân tình nguyện Việt Nam là những "cứu tinh" đến cứu giúp họ thoát khỏi "lưỡi hái tử thần." Chiến thắng 7/1/1979 đã khép lại trang sử đen tối, đau thương của Campuchia, đồng thời mở ra trang mới trong lịch sử đất nước.

Theo ông Kola, nếu không có ngày 7/1/1979 ấy, nhân dân Campuchia sẽ không có được những thành quả như ngày nay với một Vương quốc Campuchia ngày càng ổn định, phát triển, hội nhập khu vực và quốc tế.

Nhà báo Khiev Kola khẳng định việc quân tình nguyện Việt Nam đến Campuchia đáp ứng lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia và thể theo nguyện vọng khẩn thiết của người dân Campuchia.

Quân tình nguyện Việt Nam đã giúp Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, đem lại sự hồi sinh cho dân tộc này.

Với sự hiện diện đến năm 1988, quân tình nguyện Việt Nam không chỉ giúp lật đổ chế độ Pol Pot mà còn giúp ngăn chặn chế độ diệt chủng quay trở lại, giúp người dân Campuchia khắc phục khó khăn, khôi phục và xây dựng lại đất nước từ đống tro tàn.

Ông nói: "Nhân dân Campuchia luôn khắc ghi sự hy sinh cao cả của quân tình nguyện Việt Nam, của những người mẹ, người vợ, người cha, anh chị em… đã cho người thân ruột thịt của mình đến cứu giúp người anh em Campuchia trong cơn hoạn nạn.

Đó là một sự thật lịch sử không thể xuyên tạc. Chính nghĩa đó ngày càng sáng ngời khi những kẻ đầu sỏ của chế độ Campuchia Dân chủ đã bị đưa ra xét xử tại Tòa án ở Phnom Penh do Liên hợp quốc (LHQ) hỗ trợ về tội diệt chủng, chống lại loài người…"

Ở góc độ cá nhân, nhà báo Kola gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quân tình nguyện Việt Nam đã cứu giúp nhân dân Campuchia cũng như cá nhân ông thoát khỏi họa diệt chủng Pol Pot.

Khi được hỏi về quan hệ Việt Nam-Campuchia trong quá khứ, hiện tại và tương lai, ông Khiev Kola cho biết Campuchia và Việt Nam là hai nước láng giềng gần gũi về địa lý, văn hóa, phong tục tập quán… nên có quan hệ hữu nghị truyền thống.

Nhân dân hai nước cùng uống chung dòng nước sông Mekong nên gắn bó, chia ngọt sẻ bùi với nhau trong suốt chiều dài lịch sử.

Trong cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc và giành độc lập dân tộc trước đây, hai bên luôn ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau. Cố Quốc vương Norodom Sihanouk của Campuchia và Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức từ năm 1967 và quan hệ đó ngày càng phát triển bền vững theo phương châm đã được lãnh đạo hai bên thông qua là: “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài.”

Trong thời đại toàn cầu hóa, hợp tác và phát triển kinh tế có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng tầm hợp tác chính trị giữa hai nước.

Phát triển quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư song phương không ngừng tăng cao trong những năm qua là một điều rất đáng ghi nhận.

Trong chuyến thăm Việt Nam mới đây của Thủ tướng Hun Sen và Đoàn đại biểu cấp cao chính phủ Hoàng gia Campuchia, hai bên đã ký một loạt thỏa thuận hợp tác song phương, trong đó có việc tăng kim ngạch thương mại hai chiều lên 5 tỷ USD trong vòng 5 năm tới. Nhà báo Kola tin rằng với quan hệ hai nước hiện nay, tất cả thỏa thuận hợp tác đã ký sẽ được thực hiện hiệu quả.

Ngoài tăng cường hợp tác song phương, hai nước cũng đã giúp đỡ nhau trong hội nhập khu vực và quốc tế. Campuchia và Việt Nam hiện nay đều là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Liên hợp quốc cũng như nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế khác.

http://www.vietnamplus.vn/quan-tinh-nguyen-viet-nam-giup-hoi-sinh-dan-toc-campuchia/238304.vnp


Theo VietnamPlus/TTXVN