1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Phô trương tập trận chung tại Ukraine, Mỹ chơi “ván bài” quân sự mới?

Cuộc tập trận với Mỹ chỉ khiến Kiev trở nên thảm hại hơn khi chính trị đang bất ổn, kinh tế xuống dốc không phanh.

E ngại Nga, Ukraine phô trương cuộc tập trận mới cùng Mỹ

Ngày 20/7, quân đội Mỹ và Ukraine đã khởi động một cuộc tập trận gần biên giới Ba Lan nhằm thể hiện sự thống nhất trong hoạt động và giải quyết tình hình bất ổn của khu vực. Tuy nhiên, các nhà phân tích lại cho rằng động thái của Washington và Kiev thực chất là "thêm dầu vào lửa" xung quanh mối quan hệ căng thẳng giữa các bên.

Cuộc tập trận mang tên Đinh ba Thần tốc (Rapid Trident) tại huyện Yavorov, thuộc tỉnh Lvov, miền Tây Ukraine. Đây là cuộc tập trận diễn ra hằng năm với sự tham gia của 1.800 binh sĩ đến từ 18 quốc gia và kéo dài khoảng 2 tuần.

Quân đội Mỹ (
Quân đội Mỹ (phải) tập trận chung với quân đội Ukraine (trái)

Theo AFP, mục tiêu chung cuộc tập trận nhằm tăng cường sự quyết tâm và gắn kết các lực lượng vũ trang các nước thuộc Liên Xô cũ, đặc biệt là đối với lực lượng binh sỹ chính quyền Ukraine vốn đã thể hiện sức chiến đấu yếu ớt khi đối đầu với phe đối lập ở miền Đông suốt 15 tháng qua.

Đại diện cho quân đội Mỹ, Alfred Renzi khẳng định các nước tham gia cuộc tập trận chung hầu hết là thành viên của NATO và một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ như Moldova và Azerbajian. Ông Renzi nói, cuộc tập trận sẽ chứng minh khả năng phối hợp tác chiến giữa các nước với nhau như "một lực lượng thống nhất”.                                   

Mặc dù Washington và Kiev tuyên bố chính thức rằng, “Đinh ba Thần tốc” có mục tiêu tập trung vào các hoạt động gìn giữ hoà bình nhằm đảm bảo một môi trường an toàn và bình ổn cho khu vực, tuy nhiên, Moscow lại phản đối điều này và đặt câu hỏi, tại sao nó lại diễn ra ở Ukraine, đất nước vẫn đang chìm trong cuộc khủng hoảng chính trị và quân sự?

Có một chi tiết đáng lưu ý rằng, kế hoạch tập trận “Đinh ba Thần tốc” được phương Tây thực hiện ngay sau khi phía hải quân Nga thông báo rằng một trong những tàu chiến của nước này đang có mặt tại bán đảo Crimea sẽ tiến hành cuộc diễn tập bắn tên lửa vào cuối tuần này.

Phát ngôn viên của Hạm đội Biển Đen Vyacheslav Trukhachyov nói với hãng thông tấn của Moscow rằng: “Sau khi tạm dừng hoạt động một thời gian dài và để chứng minh khả năng chiến đấu của Hải quân, tàu khu trục Ladny của Nga sẽ tấn công một trong các mục tiêu giả định từ hệ thống chống tàu ngầm”.

Hơn nữa, ông Trukhachyov cung cấp thêm rằng Nga sẽ tổ chức một lễ kỷ niệm đánh dấu Ngày Hải quân với quy mô lớn nhất trong năm nay. Phát ngôn viên Hạm đội Biển Đen cho biết, hơn 30 tàu chiến, 1 máy bay phản lực và 30 máy bay trực thăng quân sự sẽ thể hiện khả năng của mình ở khu vực gần căn cứ dưới thời Sa hoàng tại cảng Sevastopol.

Ukraine tập trận rầm rộ trong tình thế “tuyệt vọng”

“Đinh ba Thần tốc”  (Rapid Trident) được tổ chức đúng vào lúc Ukraine đang hứng chịu “2 làn đạn” từ miền Đông và cả miền Tây nước này.

Ở phía Tây, Thủ lĩnh nhóm Cựu hữu Yarosh cuối tuần qua đã lên tiếng kêu gọi lực lượng vệ binh và binh sỹ  Ukraine không tuân lệnh của Tổng thống Petro Poroshenko.

Một nữ quân nhân thuộc phe Cực hữu Ukraine. (Ảnh
Một nữ quân nhân thuộc phe Cực hữu Ukraine. (Ảnh AP)

Theo RT, lời kêu gọi của ông Yarosh được đưa ra trong bối cảnh phe Cực hữu và Chính phủ Kiev đang căng thẳng sau vụ đọ súng dữ dội giữa phe này và cảnh sát Ukraine. Ông Yarosh cáo buộc chính quyền Ukraine là chỉ chăm chăm kiếm tiền: “Trong khi chúng ta đổ máu bảo vệ Đất mẹ, chúng lại kiếm lợi và tìm mọi cách để kéo dài cuộc chiến càng lâu càng tốt”.

Những lời lẽ cứng rắn này được đưa ra trong bối cảnh Cơ quan An ninh Ukraine và lực lượng vệ binh quốc gia nước này đang đẩy mạnh các chiến dịch trấn áp phe Cực hữu hiện đang giao tranh ác liệt với cảnh sát tại thị trấn miền Tây Mukacheve.

Còn ở phía Đông, cuộc chiến nơi đây vẫn luôn âm ỉ suốt nhiều tháng qua và chưa hề có dấu hiệu kết thúc. Dẫu cho thỏa thuận Hòa bình Minsk 1 và Minsk 2 đã được ký kết, song tiếng súng vẫn chưa ngưng.

Ngay trong ngày Ukraine- Mỹ khởi động tập trận chung, người phát ngôn của chính quyền Kiev ông Andriy Lysenko cho biết, 5 binh lính Ukraine đã bị thương trong vòng 24 giờ trước đó.

Ngày 19/7, phe li khai và quân đội Ukraine cũng cáo buộc lẫn nhau nã pháo vào những khu dân cư trong và xung quanh thành phố Donetsk, khiến ít nhất 4 dân thường thiệt mạng.

Bộ Ngoại giao Nga ngày 20/7 đã lên án cuộc tập trận chung và cho rằng cuộc tập trận này có thể gây ra những hậu quả lớn và đe dọa làm chệch hướng tiến trình hòa bình tại Ukraine.

Moscow vẫn luôn cho rằng cho rằng sự can thiệp quân sự của Mỹ và phương Tây tại Ukraine là một nỗ lực đe dọa Nga và phủ nhận lợi ích chính trị chính đáng của điện Kremlin.

Từ trước đến nay, Mỹ và phương Tây vẫn luôn đổ lỗi cho Nga là một bên dính líu gây ra bất ổn ở Ukraine tuy nhiên Nga vẫn luôn phủ nhận điều này. Thay vào đó, theo Moscow, chính các hoạt động quân sự của Mỹ và Ukraine đang mang đến sự khiêu khích và đe dọa sự ổn định của khu vực.

Trông chờ vào Mỹ, Kiev đã sai lầm

Trong lễ chào cờ trước cuộc tập trận Đinh ba Thần tốc, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syvak nói rằng:  “Cuộc tập trận chung… thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Ukraine trong cuộc đấu tranh cho tự do và chủ quyền đất nước”.

Thế nhưng, có lẽ lý do trên chỉ là thứ yếu. Nhiều nhà phân tích cho rằng, cuộc tập trận này là một phần trong kế hoạch mở rộng tầm ảnh hưởng của Mỹ tại Ukraine, sau những căng thẳng với Nga về các vấn đề khủng hoảng tại nước này.

Có thể thấy, vấn đề “khó nhằn” nhất đối với Kiev lúc này là nguy cơ nền kinh tế rơi vào thảm họa “vỡ nợ” cận kề thì Mỹ và phương Tây lại chỉ dành một sự quan tâm “hạn chế”.

Hình minh họa: Nền kinh tế Ukraine đang suy sụp. (Ảnh:
Hình minh họa: Nền kinh tế Ukraine đang suy sụp. (Ảnh: ITN)

Hiện nay, tổng nợ công của Ukraine lên tới gần 70 tỷ USD, trong đó có 40 tỷ là nợ nước ngoài, riêng nợ trong thành phần các chủ nợ tư nhân đã rơi vào khoảng 22-23 tỷ USD. Những dự báo ảm đạm cũng đã tới, khi Cơ quan thẩm định tài chính Fitch đã dự đoán về sự suy giảm kinh tế Ukraine năm 2015 ở mức 9%.

Theo số liệu của các nhà phân tích thuộc công ty Goldman Sachs hồi cuối tháng 6, Ukraine sẽ vỡ nợ trong tháng 7. Nước này đang đối mặt với khủng hoảng thanh toán và xóa bỏ nợ nần, sẽ không thể chi trả kỳ hạn trái phiếu vào tháng 7 và cuối cùng sẽ vỡ nợ.

Thủ tướng Ukraine Yasenyuk hồi cuối tháng 6 đã buộc phải tuyên bố, Kiev không thể trả nổi khoản nợ khổng lồ đã tích tụ trong vòng 3 năm qua. Do đó, Kiev dự định tái cơ cấu khoản vay của các chủ nợ tư nhân và kêu gọi Nga giãn nợ.

Tuy nhiên, trước những đề nghị xóa một phần nợ và lùi thời hạn thanh toán các khoản nợ khác của Kiev, nhóm các chủ nợ tư nhân của Ukraine, đứng đầu là Quỹ đầu tư Franklin Templeton, nắm giữ khoảng 8,9 tỷ USD tiền nợ, đã từ chối các điều kiện của nước này về xóa hoặc giãn nợ.

Ngày 11/3/2015, IMF đã đồng ý với biện pháp hỗ trợ kinh phí cho chính phủ Ukraine với số tiền là 17,5 tỷ USD trong vòng 4 năm. Ngoài ra, Ukraine trông đợi sự giúp đỡ từ các cơ cấu tài chính quốc tế khác chừng 7,5 tỷ USD.

Ukraine xoay sở ra sao với khoản hỗ trợ khiêm tốn của IMF.  (Ảnh:
Ukraine xoay sở ra sao với khoản hỗ trợ "khiêm tốn" của IMF.  (Ảnh: wikicommons)

Được biết, IMF sẽ cấp 5 tỷ USD để Ukraine thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình đối với các chủ nợ trước khi hết năm nay, Kiev đã tuyên bố 3 trong số 5 tỷ USD đó sẽ phải dành để trả nợ khoản tiền trái phiếu châu Âu, mà Kiev đã mua dưới thời Tổng thống Yanukovych cuối năm 2013.

Sự hỗ trợ của IMF rõ ràng rất nhỏ nhoi so với những gì mà kinh tế Kiev đang phải gánh chịu. Với đà kinh tế tụt dốc không phanh như hiện nay, cộng thêm bất ổn chính trị, không rõ Ukraine có thể xoay xở ra sao khi Nga và các chủ nợ khác cương quyết đòi nước này phải thanh toán các khoản nợ đúng kỳ hạn trong năm nay./.
 
Theo Phương Chi/VOV.VN
 
Ukraine xoay sở ra sao với khoản hỗ trợ khiêm tốn của IMF.  (Ảnh: