1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Pháo hoa rực rỡ bầu trời châu Á đón năm mới 2022

Minh Phương

(Dân trí) - Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã bắn phoa hoa rực rỡ để tạm biệt năm cũ 2021 và chào đón năm mới 2022.

Trong bối cảnh biến chủng Omicron đang lây lan theo cấp số nhân, đầu tuần này, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo các nước nên hủy hoặc hoãn các sự kiện chào đón năm mới để ngăn chặn nguy cơ dịch lan rộng. "Tốt hơn là bạn nên hủy ngay bây giờ và ăn mừng muộn hơn là ăn mừng ngay bây giờ và đau buồn sau đó. Một sự kiện bị hủy bỏ tốt hơn là một cuộc sống bị hủy bỏ", ông Tedros nói.

Mặc dù các dữ liệu ban đầu cho thấy, biến chủng Omicron có thể ít nghiêm trọng hơn so với các biến chủng khác của virus SARS-CoV-2, nhưng chính phủ nhiều nước đã quyết định hủy bỏ hoặc thu hẹp quy mô các sự kiện chào năm mới.

Tại châu Âu, nơi đang bùng dịch mạnh nhất hiện nay, các buổi hòa nhạc truyền thống và bắn pháo hoa chào năm mới đã bị hủy ở hầu hết các thành phố lớn như London (Anh), Zurich (Thụy Sĩ), Brussels (Bỉ), Warsaw (Ba Lan) và Rome (Italy).

Tại Pháp, giới chức nước này đã hạn chế hầu như tất cả các hoạt động văn hóa, lễ hội dịp năm mới. Tuy không áp lệnh giới nghiêm vào đêm giao thừa, nhưng Pháp yêu cầu tất cả các nhà hàng, quán bar chỉ được mở cửa đến 2h sáng ngày 1/1. Người dân cũng được khuyến khích làm xét nghiệm nhanh Covid-19 trước khi tham gia các bữa tiệc năm mới đồng thời hạn chế quy mô các bữa tiệc.

Pháo hoa rực rỡ bầu trời châu Á đón năm mới 2022 - 1

Pháp đã hủy các sự kiện đón năm mới tại Đại lộ Champs-Elysees (Ảnh: Getty).

Tại Đức, lễ đón giao thừa và năm mới tại cổng Brandenburg vẫn tiến hành nhưng không có khán giả. Các chương trình biểu diễn sẽ được truyền hình trực tiếp. Các cuộc tụ tập bị giới hạn không quá 10 người.

Tại châu Á, các nước áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn để ngăn nguy cơ dịch bùng phát mạnh vào dịp năm mới. Tại Tokyo, Nhật Bản, các sự kiện chào năm mới ở giao lộ Shibuya đã bị hủy bỏ. Đặc khu Hong Kong cũng hủy chương trình bắn pháo hoa, thay vào đó chỉ tổ chức chương trình âm nhạc, sự kiện đếm ngược với tối đa 3.000 người tham gia ngoài trời.

Trong khi đó, một số nơi vẫn tổ chức các sự kiện chào năm mới bất chấp số ca nhiễm tăng cao. Tại Mỹ, một quả cầu pha lê đã được dựng lên ở Quảng trường Thời đại, thành phố New York. Quả cầu sẽ được thả từ đỉnh cột cao hơn 20m đặt trên nóc tòa nhà One Time Square vào đúng khoảnh khắc năm mới.

Tuy nhiên, số người tham dự sự kiện này sẽ được giảm từ 58.000 người xuống 15.000 người, tất cả những người tham gia đều phải có chứng nhận tiêm chủng và đeo khẩu trang.

Tại Australia, sự kiện bắn pháo hoa vẫn sẽ diễn ra tại khu vực nhà hát Sydney Opera và Harbour Bridge như mọi năm.