Những vụ án nổi tiếng nhất thế kỷ (Kỳ 4)
(Dân trí) - Với 17 lần giết người rồi ăn thịt đồng loại, tên tội phạm bệnh hoạn Jeffrey Dahmer đã khiến người ta có thêm bằng chứng về một giả thuyết về tục ăn thịt người được tin là chỉ tồn tại trong xã hội cổ đại.
Hầu hết nạn nhân của Jeffrey Dahmer đều rất nghèo, chủ yếu là người Mỹ gốc Phi, châu Á hoặc Latin trong khi Dahmer là người da trắng. Ít nhất 17 lần, Dahmer đã dụ dỗ họ - những chàng trai hoặc cậu bé vị thành niên, để về nhà cùng hắn.
| |
Cảnh sát đang chuyển các thùng chứa thi thể người ra khỏi nhà Jeffrey Dahmer.
|
Trong khoảng thời gian từ 1978-1991, Dahmer đã giết tất cả 17 người. Tuy nhiên giai đoạn cao trào là mùa hè năm 1991, Dahmer giết xấp xỉ 1 mỗi người một tuần. Tất cả các nạn nhân, sau khi đánh đập cho tới chết, hắn đều chặt thành từng khúc, ăn thịt và vứt những phần xác không sử dụng được vào các thùng lớn.
Hành động bệnh hoạn của Dahmer có thể sẽ không được phát hiện nếu không có sự khai báo kịp thời của Tracy Edwards. Ngày 22/7/1991, Dahmer đã dụ dỗ Tracy về nhà. Theo lời khai của người suýt trở thành nạn nhân này, Dahmer đã cố gắng còng tay Tracy. May mắn, Tracy trốn thoát và hộc tốc chạy tới đồn cảnh sát gần nhất với chiếc còng số 8 vẫn còn lủng lẳng ở một bên tay.
Khi cảnh sát lục soát nhà của Dahmer tại thành phố Milwaukee (bang Wisconsin, Mỹ), họ tìm thấy nhiều sọ người và các bộ phận cơ thể để trong tủ lạnh và các bồn nhựa.
Dahmer bị kết án tổng cộng 937 năm tù giam do nước Mỹ đã xoá bỏ án tử hình. Cũng kể từ khi đó, tên họ của Dahmer gắn liền với từ "ác qủi". Ngày 28/11/1994, Jeffrey Dahmer bị giết trong một trận đánh lộn giữa các phạm nhân.
17. Phiên toà thế ký O. J. Simpson
| |
Cô bé 12 tuổi đang vui đùa |
Orenthal James Simpson nổi tiếng với biệt danh O. J. Simpson, thậm chí chỉ bằng hai chữ cái viết tắt O.J, người ta cũng đã nhớ tới anh. Simpson từng là một trong những ngôi sao bóng bầu dục nổi tiếng nhất nước Mỹ với hàng loạt thành tích lừng lẫy trong các giải đấu chuyên nghiệp. Sau khi giã từ sự nghiệp thi đấu, Simpson trở thành cái tên được nhắc đến nhiều trong lĩnh vực nghệ thuật thứ 7 với vai trò là nam diễn viên ăn khách của điện ảnh Hollywood.
Tuy nhiên, nhắc tới O.J, người dân Mỹ nhớ ngay tới "phiên toà thế kỷ" xét xử cựu cầu thủ bóng bầu dục bị buộc tội giết vợ cũ là Nicole Brown và người tình Ron Goldman tại nhà riêng của Nicole năm 1994.
Toà án hình sự xét xử O.J.Simpson mở ngày 24/1/1995 được
| |
O. J. Simpson.
|
Năm 1997, toà án dân sự đã tìm ra bằng chứng cho thấy Simpson có trách nhiệm trong cái chết của Nicole cùng bạn trai cô và yêu cầu anh ta trả 33.5 triệu USD tiền bồi thường. Tuy nhiên, luật pháp California nơi Simpson sinh sống bảo vệ những người về hưu không phải đóng khoản tiền này.
Năm 2006, Simpson tiếp tục bị tiếng xấu khi viết cuốn sách mang tựa đề "If I dit it" (tạm dịch: "Nếu tôi làm việc này") nhưng nhà xuất bản đã hủy kế hoạch tung ra cuốn sách gây tranh cãi ngay trước khi thời điểm phát hành được ấn định. Được biết, cuốn sách miêu tả Simpson sẽ làm gì nếu đúng là anh ta giết người vợ cũ Nicole và người tình - đã gây nên sự phẫn nộ trong dư luận.
18. Giám đốc bỏ trốn, ngân hàng lâu đời nhất nước Anh sụp đổ
| |
Nick Lesson, cựu Giám đốc chi nhánh Barings tại Singapore dưới song sắt nhà tù.
|
Barings là ngân hàng đầu tư lâu đời nhất, danh tiếng và rất có uy tín tại Anh, được thành lập năm 1762. Barings có uy tín tới nỗi Nữ hoàng Anh Elizabeth cũng là một trong những khách hàng truyền thống của ngân hàng này.
Tuy nhiên, một biến cố lớn đã xảy ra với Barings khi Nick Lesson, Giám đốc chi nhánh Barings tại Singapore bỏ trốn vào năm 1995. Lesson đã dùng 1.4 tỉ USD vốn của ngân hàng đáng nhẽ được sử dụng cho các dự án trong tương lai vào đầu cơ mua cổ phiếu bất động sản tại Thị trường chứng khoán Tokyo.
Có ai ngờ, trận động đất kinh hoàng tại thành phố Kobe, Nhật Bản cùng năm đó đã khiến Lesson thua hết số tiền 1.4 tỉ USD chơi chứng khoán - tương đương với khoản lợi nhuận Barings tích luỹ hàng năm. Khi Lesson bỏ trốn và sự việc bị tiết lộ, toàn bộ khách hàng của Barings đã đổ xô tới rút tiền, dẫn tới việc ngân hàng phải tuyên bố phá sản vào ngày 26/2/1995. Đây được coi là sự kiện không chỉ chấn động hệ thống ngân hàng Anh mà còn được nhiều ngân hàng lớn trên thế giới lấy đó làm bài học kinh nghiệm.
Sau khi phá sản, công ty tài chính ING của Đức đã mua lại Barings với giá 1 bảng Anh. Còn Lesson đã bị dẫn độ tới Singapore, nơi anh ta phải ngồi tù 6 rưỡi vì tội gian lận. Lesson hiện là quản lý một đội bóng tại Scotland.
19. "Sát thủ bom thư"
Ted Kaczynski nổi tiếng với biệt danh "sát thủ bom thư". Hắn từng giết 3 người và làm thương 22 người bằng những lá thư được bí mật gài bom, tuy nhiên đó chưa phải là tất cả tội danh của tên sát nhân này.
Ted luôn ấp ủ những âm mưu lớn hơn mà mục tiêu của hắn là
| |
"Sát thủ bom thư" Ted Kaczynski. |
Trong suốt khoảng thời gian từ 1979 cho tới 1995, Ted Kaczynski đã thực hiện hàng loạt các vụ bom thư và âm mưu đánh bom khác. Hắn từng là mục tiêu săn lùng đắt đỏ nhất của FBI. Ngày 3/4/1996, Ted bị bắt tại bang Montana và sau đó bị kết án tù chung thân.
20. Ai giết hoa hậu nhí JonBenet Ramsey?
| |
Hoa hậu nhí JonBenet Ramsey.
|
Ngày 26/12/1996, toàn nước Mỹ bàng hoàng khi nghe tin bé JonBenet Ramsey - từng chiến thắng trong hàng loạt cuộc thi hoa hậu dành cho trẻ em tại Mỹ, bị giết bằng cách bóp cổ. Xác của em được tìm thấy dưới tầng hầm của ngôi nhà nơi gia đình Ramsey trú ngụ tại Boulder, bang Colorado.
Đây là một trong những vụ giết người bí ẩn nhất trong lịch sử nước Mỹ một phần là bởi trong suốt 10 năm cảnh sát không thể tìm ra thủ phạm. Cũng trong khoảng thời gian đó, vụ án mạng có lúc trở nên rối rắm khi giới điều tra nghi ngờ ngay chính cha mẹ của nạn nhân và cả anh trai của hoa hậu nhí JonBenet Ramsey nằm 100 kẻ tình nghi.
Suốt 10 từ 1996 cho tới 2006, cái chết bí ẩn của JonBenet
| |
John Mark Karr. |
Tháng 8/2006, vụ án mạng hoa hậu nhí JonBenet cuối cùng đã có lời giải khi một công dân Mỹ John Mark Karr thừa nhận đã giết em sau khi bị bắt ở Thái Lan. Karr khai đã sơ ý giết cô bé - người mà hắn thú nhận đã đem lòng yêu mến.
VTH
Theo Time