1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Những nguyên nhân chính khiến Su-30 gặp sự cố

Hiện đã có hơn 10 vụ tai nạn chiến đấu cơ dòng Su-30 trên toàn thế giới, một nửa trong số đó là do yếu tố kỹ thuật của máy bay.

Những nguyên nhân chính khiến Su-30 gặp sự cố - 1

Hiện máy bay tiêm kích Su-30MK2 đang hoạt động trong không quân của một số quốc gia như Nga, Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Uganda, Venezuela và Trung Quốc.

Tính đến nay, có khoảng trên 10 vụ tai nạn xảy ra đối với mẫu tiêm kích dòng Su-30, trong đó, Không quân Indonesia dính 2 vụ, Không quân Ấn Độ gặp 6 vụ, Không quân Nga 3 vụ, Không quân Venezuela một vụ và mới đấy nhất là Không quân Việt Nam.

Ấn Độ là nước hứng chịu nhiều vụ rơi tiêm kích Su-30 nhất trên thế giới và còn rất nhiều những tai nạn nhỏ khác, phần lớn do trục trặc kỹ thuật. Tháng 3/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ báo cáo trước Quốc hội rằng, tính từ tháng 1/2013 đến 12/2014 đã có tổng cộng 35 sự cố lớn nhỏ có liên quan đến Su-30 MKI.

Việc máy bay quân sự nói chung và máy bay Su-30MK2 nói riêng gặp nạn được cho là bởi những nguyên nhân sau:


Su-30MK2 của không quân Venezuela bị rơi tháng 9/2015 do mất kiểm soát bay

Su-30MK2 của không quân Venezuela bị rơi tháng 9/2015 do mất kiểm soát bay

Tác động ngoại cảnh

Chiến đấu cơ bay quá gần nhau hoặc đâm vào nhau

Nguyên nhân gây ra tai nạn kiểu này này là rất ít, chỉ trừ những trường hợp bất khả kháng như do những trục trặc trong quá trình một phi đội bay biểu diễn với số lượng đông và sử dụng các kỹ thuật bay phức tạp, khiến các máy bay dễ bị va chạm trên không.

Ngoài ra, tai nạn dạng này còn có thể để từ các vụ ngăn chặn, ép đuổi các chiến đấu cơ nước khác xâm phạm hoặc bay sát không phận của nước mình, ví dụ như vụ máy bay J-8 II của Trung Quốc bị rơi ở vùng biển đảo Hải Nam, khi ngăn chặn máy bay trinh sát EP-3E của Mỹ năm 2001.

Theo tờ Lenta.ru của Nga, vụ tai nạn gần nhất liên quan đến Su-30 là vào ngày 17/9/2015, một chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2 của không quân Venezuela bị rơi gần thị trấn Elorza, miền nam nước này, trong khi cố ngăn chặn một máy bay buôn lậu ma túy.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân của thảm họa này có thể là phi công mất kiểm soát máy bay ở độ cao thấp, do nó buộc phải bất ngờ thay đổi tốc độ để tránh chiếc máy bay buôn ma túy hạng nhẹ cố tình bay qua. Chiếc Su-30MK2 đã bị rơi khiến cả hai phi công đều thiệt mạng.

Va phải chim

Va phải chim là điều không hiếm gặp đối với cả các máy bay dân dụng lẫn quân sự. Trong tình huống này, hỏng hóc thường xảy ra ở phần động cơ hoặc mũi máy bay.


Chiến đấu cơ Su-30MK2 Indonesia đã nhiều lần đâm phải chim

Chiến đấu cơ Su-30MK2 Indonesia đã nhiều lần đâm phải chim

Tiêu biểu cho dạng tai nạn kiểu này là không quân Indonesia. Có tới 3 chiếc Su-30MK2 trong hợp đồng mua 6 chiếc Su-30MK2 mà Không quân nước này ký với Tập đoàn Rosoboronexport vào tháng 12/2011 đã gặp phải tai nạn do chim gây ra.

Vào ngày 18/09/2013, động cơ bên phải của chiếc Su-30MK2 số hiệu 87835 (số hiệu trong biên chế của Không quân Indonesia là TS-3009) đã bị chim va vào. Khi tiến hành thay thế động cơ bị hỏng vào ngày 23/09/2013, Indonesia phát hiện vết nứt trên các mối hàn của khung thân.

Đến ngày 9/10/2013, lỗi tương tự được phát hiện trên chiếc Su-30MK2 số hiệu 87836 (TS-3010) và chiếc máy bay này cũng phải tạm dừng bay.

Ngày 28/11/2013, tiếp tục đến động cơ bên phải của chiếc Su-30MK2 số hiệu 87834 (TS-3008) va phải chim và sau đó được thay thế bằng động cơ còn lại trên chiếc Su-30MK2 số hiệu 87836.

Phía Indonesia đã gửi 2 chiếc số hiệu 87835 và 87836 sang nhà máy Komsomolsk-on-Amur (nơi chế tạo Su-30MK2 cho Không quân Indonesia) để tu sửa khung thân.

Yếu tố bản thân máy bay

Lỗi điều khiển của phi công

Tháng 6/1999, Nga đưa một chiếc Su-30MKI đến Pháp để tham gia triển lãm hàng không ở Paris. Chiếc máy bay này đã bị rơi khi đang bay huấn luyện để chuẩn bị cho buổi biểu diễn.

Nguyên nhân là do phi công đã hạ độ cao quá thấp, để đuôi máy bay quệt xuống đất và bắt lửa, khiến nó không thể nâng được độ cao và rơi xuống. Rất may cả hai phi công đã nhảy dù ở độ cao rất thấp nhưng vẫn hạ cánh an toàn, đồng thời không có thương vong nào dưới mặt đất.

Ngày 30/4/2009, một chiếc Su-30MKI của Không quân Ấn Độ rơi ở Pokaran Rajasthan, làng Rajmathai, sau khi cất cánh từ Pune. Hai phi công đã nhảy dù ra khỏi máy bay nhưng một người đã thiệt mạng.

Ban đầu, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony ban đầu tuyên bố nguyên nhân vụ tai nạn là hệ thống điều khiển điện tử của máy bay bị hỏng nhưng sau đó nguyên nhân được xác định là do phi công đã tắt nhầm hệ thống điện tử điều khiển bay.

Lỗi do các hệ thống thiết bị trên máy bay

Lỗi trục trặc động cơ

Ngoài nguyên nhân bất khả kháng là do động cơ bị hỏng vì va phải chim, lỗi do trục trặc động cơ ở máy bay dòng Su-30 là khá ít, nguyên nhân là do động cơ dòng Saturn AL-31F được lắp đặt trên máy bay dòng Su-30 có lực đẩy tốt và hệ số an toàn cao.

Trong hơn 10 vụ máy bay Su-30 bị rơi, kết quả điều tra chỉ ghi nhận có 2 vụ do động cơ.


Ngày 13/12/2011, một chiếc Su-30MKI xuất phát từ căn cứ không quân Lohegaon của Ấn Độ rơi do trục trặc trong hệ thống điều khiển điện tử

Ngày 13/12/2011, một chiếc Su-30MKI xuất phát từ căn cứ không quân Lohegaon của Ấn Độ rơi do trục trặc trong hệ thống điều khiển điện tử

Ngày 30 tháng 11 năm 2009, một chiếc Su-30MKI của Không quân Ấn Độ đã bị rơi tại Jathegaon, thuộc vùng Rajasthan sau khi máy bay phát ra cảnh báo cháy. Cả hai phi công đều nhảy dù an toàn. Sau đó, nguyên nhân được xác định là do máy bay bị cháy động cơ.

Sáng 28/2/2012, một chiếc Su-30MK của không quân Nga đã bị rơi ở vùng Viễn Đông do động cơ bốc cháy trong lúc bay thử nghiệm.

Chiếc Su-30 MK đã bị rơi ở khu vực cách vùng Viễn Đông vào khoảng 130km về phía đông bắc. Cả hai phi công phóng ghế nhảy dù và chỉ một người trong số họ đã bị thương khi hạ cánh. Vụ tai nạn này được ghi nhận một động cơ của Su-30MK đã bốc cháy trong quá trình bay.

Lỗi do các hệ thống thiết bị

Ngày 13/12/2011, một chiếc Su-30MKI Ấn Độ xuất phát từ căn cứ không quân Lohegaon đã rơi tại làng Wade-Bholai, cách Pune khoảng 20 km. Cả hai phi công đều an toàn. Báo cáo sơ bộ cho biết vụ tai nạn là do trục trặc trong hệ thống điều khiển điện tử.

Một chiếc máy bay Su-30MKI của Ấn Độ đã bị rơi tại trường bắn Pokaran trong một buổi diễn tập ngày 19/2/2013. Ngay sau khi hoàn thành một nhiệm vụ huấn luyện thì cánh phải của máy bay đột nhiên phát nổ, cả hai phi công đều phóng ghế nhảy dù an toàn.

Ngày 14/10/2014, một chiếc Su-30MKI của Ấn Độ (thuộc trung đoàn tiêm kích 24) đã rơi xuống một trang trại cách khu dân cư làng Kolawadi, gần Theur thuộc quận Pune khoảng 200m, trong khi đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện.


Ngày 14/10/2014, một chiếc Su-30MKI của Ấn Độ rơi do nó đã bất ngờ tự phóng ghế của hai phi công ra ngoài trong khi máy bay đang hạ cánh

Ngày 14/10/2014, một chiếc Su-30MKI của Ấn Độ rơi do nó đã bất ngờ tự phóng ghế của hai phi công ra ngoài trong khi máy bay đang hạ cánh

Chiếc máy bay này đã bất ngờ tự phóng ghế của hai phi công ra ngoài trong khi máy bay đang hạ cánh một cách bình thường. May mắn, cả hai phi công đều an toàn.

Vào thời điểm đó, một số nguồn tin cho rằng, vụ tai nạn do lỗi của phi công. Một số khác thì cho rằng ghế phóng của máy bay đã không thể điều khiển được. Đến đầu tháng 11/2014, một nhóm chuyên gia Nga đến Ấn Độ điều tra và xác định máy bay mắc lỗi trong hệ thống phóng.

Ngày 19/5/2015 một máy bay Su-30MKI của Ấn Độ xuất phát từ căn cứ không quân Salanibari, Tezpur đã bị rơi. Sau đó, không quân nước này đã kết luận là máy bay đã gặp trục trặc kỹ thuật và phi công buộc phải bỏ máy bay.

Kết luận: Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng, trong khoảng 12 vụ Su-30 bị rơi thì một nửa là do yếu tố khách quan hoặc do lỗi của phi công, nửa còn lại là do trục trặc kỹ thuật bản thân máy bay. Về mặt lỹ thuyết, đây là một tỷ lệ sự cố khá cao.

Tuy nhiên, điều này không thể khẳng định được là do dòng máy bay Su-30 kém chất lượng bởi các máy bay bị trục trặc kỹ thuật tập trung chủ yếu vào Su-30MKI của Ấn Độ, mà nước này thì vốn dẫn đầu thế giới về tỷ lệ máy bay rơi, bất kể là loại nào.

Theo Huy Bình

Báo Đất Việt