1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Những điều chưa biết về trùm phát xít Hitler

Mối quan hệ giữa Hitler với Eva Braun gần gũi hơn nhiều so với mọi người tưởng, đặc biệt là sau thất bại của quân Đức tại Stalingrad. Hitler đã mời người tình đến ở với hắn gần như hàng ngày…

 “Khi Hitler nghe thấy giọng của người tình, ông ta thường vội vã bước ra để chào đón. Hitler dẫn người tình vào phòng làm việc, nơi đã chuẩn bị sẵn socola, trà, rượu cônhắc, kẹo, hoa quả và sâm banh ướp lạnh.

Cả hai ở với nhau hàng giờ trong phòng - báo chí Đức đã trích dẫn một đoạn trong cuốn sách như vậy. Tuy nhiên, chuyện chăn gối dường như không xảy ra: Hitler thường ngồi đọc báo buổi chiều, còn Eva ăn kẹo socola. Sau nửa đêm, Quốc trưởng về phòng ngủ riêng, còn Eva cũng về phòng của mình”.

Ngoài những lúc nổi nóng, Hitler cũng có những giây phút thích đùa cợt. Khi nhận được tin Mỹ chính thức tuyên chiến với Đức vào tháng 12/1941, Hitler đã giễu cợt: “Xe hơi của chúng không bao giờ thắng trong các cuộc đua, còn máy bay Mỹ tưởng rằng nhanh nhưng động cơ của chúng không đáng một xu!”. Hitler nói: người Mỹ chỉ thành công trong những trò tầm thường và quảng cáo.

Những tài liệu được cuốn sách trích dẫn cho thấy, Hitler hoàn toàn bất ngờ trước việc Rudolf Hess chạy trốn sang Anh - khác với một số giả thuyết cho rằng, hành động này là do Hitler “đạo diễn” nhằm tìm cách ký kết hiệp ước hòa bình với người Anh. Linge đã trực tiếp chứng kiến việc Hitler đã sửng sốt và sau đó nổi khùng lên như thế nào, sau khi bị dựng dậy khi đang ngủ và được báo tin về vụ của Hess.

Còn cuốn sách thứ hai - “Hitlers Bombe” của tác giả Rainer Karlsch - thì lại cho rằng, Hitler từng dẫn đầu trong cuộc chạy đua chế tạo bom nguyên tử. Cuối năm 1944 và đầu năm 1945, theo khẳng định của Karlsch, tại Tiuringi và Biển Bắc, quân Đức đã tiến hành một vài vụ nổ thử nghiệm, trong đó có hàng trăm tù binh đã bị chết vì phóng xạ.

Tác giả cuốn sách này chủ yếu dựa vào tư liệu của một số nhân chứng và chuyên gia sử học từ CHDC Đức. Karlsch viết là đã tìm thấy ở vùng ngoại ô Berlin các dấu vết của “một lò phản ứng làm giàu uranium”.

Tuy nhiên, khác với cuốn sách thứ nhất, tác phẩm của Karlsch đã gặp phải không ít thái độ hoài nghi tại Đức, đặc biệt là từ phía các chuyên gia. Vấn đề là để xây dựng được lò phản ứng, các nhà vật lý Đức cần phải có nước nặng.

Tuy nhiên, kho dự trữ nguyên liệu này đã bị một nhóm đặc nhiệm của Anh với sự trợ giúp của những người yêu nước Na Uy phá hủy vào tháng 2/1943. Nhiều âm mưu tìm kiếm nước nặng của Đức sau đó cũng bị tình báo Xôviết chặn đứng khi còn đang trong giai đoạn triển khai.

Phần 1

Theo Quỳnh Lai

An ninh thế giới/Bình luận quân sự độc lập