Những đặt cược từ tranh chấp biển Đông
Quan điểm của chính phủ Philippines hiện thời tương phản sâu sắc với chính quyền Arroyo vốn được coi là khúm núm trước Trung Quốc và mất uy tín bởi các thỏa thuận song phương "có mùi" tham nhũng.
Khi Philippines quyết định đưa tranh chấp lãnh thổ Biển Đông ra tòa án Liên hợp quốc (LHQ) giữa lúc các giải pháp ngoại giao còn chưa đi đến đâu, sự phản đối quyết liệt của Bắc Kinh báo hiệu căng thẳng sẽ còn tăng lên chứ khó lòng dịu đi.
Sau một năm bế tắc ngoại giao tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), dựa trên biên bản và kết quả các hội nghị và những lần nhóm họp tổ chức năm ngoái, Manila đã nhận ra việc Trung Quốc sẵn sàng sử dụng nhiều lớp ảnh hưởng để ngăn cản bất kỳ nỗ lực nào nhằm tạo dựng một phản ứng đoàn kết trong cả khu vực đối với các tranh chấp biển đảo này đến đâu.
Đồng thời, những toan tính kinh tế cũng đang góp phần làm leo thang tranh chấp. Cơ quan Năng lượng Mỹ (EIA) mới đây vừa đưa ra ước tính, Biển Đông có khả năng chưa tới 11 tỷ thùng dầu và 190 nghìn tỷ feet khối khí tự nhiên được kiểm chứng. EIA cũng dự báo trữ lượng dầu khí chưa thăm dò ở quần đảo Trường Sa, đặc biệt là khu vực quanh bãi Cỏ Rong, đặc biệt lớn.
Nếu đúng như vậy, trữ lượng dầu khí chưa khai thác khổng lồ bên trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines sẽ mang đến những lợi ích kinh tế không nhỏ. Kinh tế Philippines chỉ có thể tự chủ 60% nhu cầu năng lượng và 40% còn lại (gồm dầu và than) phải nhập khẩu từ các nước láng giềng và các quốc gia Trung Đông.
Thế nhưng sự hung hăng và sẵn sàng thách thức cả Nhật Bản và Mỹ của Trung Quốc - hai đồng minh chiến lược với Philippines - cho thấy rằng Trung Quốc cũng rất muốn nắm chắc các kho báu năng lượng để đảm bảo an ninh kinh tế và năng lược cho mình mình. Tàu chiến Trung Quốc và Philippines đã từng đụng độ nhau quanh bãi Cỏ Rong hồi tháng 3/2011, cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng vũ lực hạn chế trong các tranh chấp tại nơi có nhiều tiềm năng tài nguyên năng lượng.
Cuộc đối đầu giữa Trung Quốc với Nhật Bản trong vụ tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư tại Hoa Đông và vai trò của quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) trong các vụ tấn công mạng gần đây vào các mục tiêu Mỹ kết hợp lại càng khiến Philippines lo lắng. Manila đang duy trì quan hệ đối tác chiến lược với cả Tokyo và Washington, những mối quan hệ mà Tổng thống Benigno Aquino đang mong muốn làm sâu sắc hơn nữa để san lấp khoảng cách quân sự quá lớn với Trung Quốc.
Chính phủ Aquino mới đây đã kêu gọi hai cường quốc cung cấp các gói hỗ trợ quân sự toàn diện bao gồm cả đào tạo và trang thiết bị hiện đại. Philippines trên thực tế đã mua sắm máy bay chiến đấu, tên lửa chống hạm, tàu tuần tra và máy bay hải quân, trên cả kênh mua sắm trực tiếp và viện trợ quân sự nước ngoài, nhằm bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của mình trên Biển Đông.
Tuy nhiên, Philippines không có ý định đối đầu trực tiếp với người láng giềng khổng lồ quá sớm. Thay vào đó, Manila đã lựa chọn chiến lược hai hướng nhằm hạn chế sự hiếu chiến của Trung Quốc bằng cách quốc tế quá tranh chấp thông qua LHQ trong khi củng cố năng lực phòng thủ của mình thông qua các mối quan hệ được làm sâu sắc hơn với các cường quốc đồng minh.
Mặc dù Philippines không dễ bùng nổ chủ nghĩa dân tộc như thường thấy ở một số nước láng giềng, trong đó bao gồm cả Trung Quốc và Nhật Bản, chính quyền Aquino cũng đang ngày càng nhìn nhận các tranh chấp lãnh thổ dưới lăng kính tự tôn dân tộc, lợi ích địa chiến lược và các tính toán nội bộ hơn. Sau nhiều thập niên sao nhãng và thiếu tầm nhìn chiến lược, Manila đã thức tỉnh sâu sắc lợi ích quốc gia của mình ở Biển Đông.
Nhận thức mới này xuất hiện trong bối cảnh tinh thần dân tộc cao hơn. Philippines đang là một trong 10 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với tổng sản phẩm quốc nội dự kiến tăng trên 6% trong năm nay. Nhiều thập liên tê liệt chính trị và tham nhũng hoành hành đã đồng thời khích lệ cả xã hội dân sự và các tổ chức thành niên, với nhiều người được truyền lửa bởi cam kết thay đổi chính trị của Aquino.
Trước sự kỳ vọng ngày một lớn của người dân, chính quyền Aquino đã không ngoan khai thác những biến chuyển trên. Cùng với đó, ý thức tự tôn dân tộc tăng lên đã làm tăng tầm quan trọng chính trị và kinh tế của việc bảo vệ tài sản nguyên năng lượng tiềm năng ở các lãnh thổ tranh chấp mà Philippines tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Theo báo cáo mới nhất của EIA:
"Phần lớn các trữ lượng hiện nay tồn tại ở các lưu vực nước nông tại các vùng ranh giới giới biển..., phần lãnh thổ thuộc quần đảo Trường Sa có thể chứa chữ lượng hydrocarbon lớn chưa khai thác. Cơ quan Khảo sát địa lý Mỹ ước tính có khoảng 0,8 đến 5,4 tỷ thùng dầu và 7,6-55,1 nghìn tỷ feet khối khí tự nhiên trong các tài nguyên chưa phát hiện. Các bằng chứng cho thấy hầu hết những tài nguyên này có thể nằm tại khu vực Bãi Cỏ Rong thuộc phần cực đông bắc của quần đảo Trường Sa".
Philippines muốn thăm dò và khai thác các tài nguyên dầu khí quanh bãi Cỏ Rong từ khi lần đầu tiên phát hiện khí tự nhiên tại đây vào năm 1976. Hai công ty Sterling Energy của Mỹ và Forum Energy của Anh đã được Manila nhượng quyền khu vực này lần lượt vào các năm 2002 và 2005. Tuy nhiên, chính quyền Gloria Macapagal-Arroyo đã nhượng bộ trước áp lực của Trung Quốc và chấm dứt việc nhượng quyền thăm dò cho các bên quan tâm nước ngoài. Bà thay vào đó lựa chọn khai thác chung với Bắc Kinh và Hà Nội theo Thỏa ước hợp tác thăm dò địa chấn biển (JMSU) năm 2006 tại khu vực tranh chấp.