1. Dòng sự kiện:
  2. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt
  3. Chính quyền Trump 2.0
  4. Chiến sự Nga - Ukraine

Những “bông hồng thép” tỏa sáng trên chính trường thế giới

(Dân trí) - Chính trường thế giới ngày càng xuất hiện nhiều gương mặt lãnh đạo nữ không chỉ xinh đẹp mà còn lên nắm quyền ở độ tuổi rất trẻ.

Những “bông hồng thép” tỏa sáng trên chính trường thế giới - 1

Bà Sanna Marin, cựu Bộ trưởng Giao thông vận tải Phần Lan, đã chính thức nhậm chức Thủ tướng Phần Lan từ ngày 10/12. Bà Marin, 34 tuổi, đã trở thành nữ thủ tướng thứ 3 và trẻ tuổi nhất của Phần Lan. Bà cũng là thủ tướng trẻ nhất thế giới hiện tại.

Những “bông hồng thép” tỏa sáng trên chính trường thế giới - 2

Tổng thống lâm thời Bolivia Jeanine Anez nắm quyền từ ngày 12/11/2019. Sau khi cựu Tổng thống Evo Morales từ chức và bỏ chạy ra nước ngoài, tòa hiến pháp Bolivia tuyên bố bà Jeanine Anez đủ điều kiện trở thành tổng thống lâm thời.

Những “bông hồng thép” tỏa sáng trên chính trường thế giới - 3

Cựu Bộ trưởng Ngân sách Bỉ Sophie Wilmes chính thức trở thành Thủ tướng Bỉ từ ngày 27/10/2019, thay thế cựu Thủ tướng Charles Michel - người dự kiến sẽ nhậm chức Chủ tịch Hội đồng châu Âu trong tháng 12. Bà Wilmes cũng là nữ thủ tướng đầu tiên của Bỉ.

Những “bông hồng thép” tỏa sáng trên chính trường thế giới - 4

Từ ngày 27/6/2019, bà Mette Frederiksen bắt đầu giữ chức Thủ tướng Đan Mạch. Bà Mette, 41 tuổi, cũng là thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử Đan Mạch. Bà đã có cuộc tranh cãi với Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc mua bán đảo Greenland hồi tháng 8.

Những “bông hồng thép” tỏa sáng trên chính trường thế giới - 5

Nữ luật sư môi trường và nhà hoạt động chống tham nhũng Zuzana Caputova, 45 tuổi, trở thành Tổng thống Slovakia từ ngày 15/6/2019. Bà cũng là nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử Slovakia và là chính trị gia với lập trường ủng hộ Liên minh Châu Âu (EU).

Những “bông hồng thép” tỏa sáng trên chính trường thế giới - 6

Bà Brigitte Bierlein giữ chức Thủ tướng Áo từ ngày 3/6/2019 và là nữ thủ tướng đầu tiên của Áo. Trước đó, bà từng tốt nghiệp đại học ngành luật, trở thành công tố viên và chánh án tòa án hiến pháp Áo.

Những “bông hồng thép” tỏa sáng trên chính trường thế giới - 7

Bà Salome Zurabishvili đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào cuối năm 2018 và trở thành nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử Georgia.

Những “bông hồng thép” tỏa sáng trên chính trường thế giới - 8

Nhà ngoại giao kỳ cựu Sahle-Work Zewde đã được bầu làm Tổng thống Ethiopia từ tháng 10/2018. Bà Zewde, người từng làm đại sứ tại nhiều quốc gia, cũng là nữ tổng thống đầu tiên của quốc gia châu Phi này.

Những “bông hồng thép” tỏa sáng trên chính trường thế giới - 9

Thủ tướng Barbados Mia Mottley chính thức nắm quyền từ tháng 5/2018. Luật sư Mottley trở thành người phụ nữ đầu tiên đảm nhiệm cương vị thủ tướng kể từ khi quốc đảo Caribe này giành độc lập từ Anh.

Những “bông hồng thép” tỏa sáng trên chính trường thế giới - 10

Thủ tướng Iceland Katrin Jakobsdottir từng giữ chức Bộ trưởng Giáo dục và là nữ chính trị gia được yêu mến tại Iceland. Bà lên nắm quyền lãnh đạo đất nước từ tháng 11/2017 khi mới ngoài 40 tuổi.

Những “bông hồng thép” tỏa sáng trên chính trường thế giới - 11

Vào thời điểm nhậm chức hồi tháng 10/2017, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern là thủ tướng trẻ nhất New Zealand trong 150 năm trở lại đây và cũng là nữ nguyên thủ quốc gia trẻ nhất thế giới ở tuổi 37. Bà Ardern là người theo chủ nghĩa nữ quyền, ủng hộ quyền lợi của người đồng tính và được mô tả là một phụ nữ thích sự thử thách.

Những “bông hồng thép” tỏa sáng trên chính trường thế giới - 12

Tổng thống Singapore Halimah Yacob là nữ tổng thống đầu tiên của đảo quốc Đông Nam Á, là người gốc Malaysia thứ 2 trở thành tổng thống sau 47 năm. Trước khi trở thành tổng thống, bà Halimah Yacob đã thử sức qua nhiều vị trí như Bộ trưởng Phát triển cộng đồng - Thanh niên và Thể thao, Phó Tổng thư ký Công đoàn quốc gia Singapore và Chủ tịch quốc hội Singapore.

Những “bông hồng thép” tỏa sáng trên chính trường thế giới - 13

Thủ tướng Serbia Ana Brnabic lên nắm quyền từ tháng 6/2017. Bà Brnabic, 43 tuổi, là nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Serbia, đồng thời là nhà lãnh đạo đầu tiên công khai là người đồng tính. Bà cũng là nhà lãnh đạo đầu tiên trên thế giới có con với bạn đời đồng tính.

Những “bông hồng thép” tỏa sáng trên chính trường thế giới - 14

Tổng thống Estonia Kersti Kaljulaid là nữ tổng thống đầu tiên của Estonia và nhậm chức vào năm 2016 khi bà 46 tuổi. Bà là cựu kiểm toán ngân sách của Liên minh châu Âu (EU).

Những “bông hồng thép” tỏa sáng trên chính trường thế giới - 15

Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi lên nắm quyền từ tháng 4/2016. Bà Suu Kyi từng là chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 1991 vì nỗ lực trong cuộc đấu tranh cho tự do và dân chủ.

Những “bông hồng thép” tỏa sáng trên chính trường thế giới - 16

Tổng thống Hilda Heine đảm nhiệm vị trí Tổng thống quần đảo Marshall từ tháng 1/2016. Marshall đang trở thành mục tiêu tranh giành ảnh hưởng giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục.

Những “bông hồng thép” tỏa sáng trên chính trường thế giới - 17

Bà Bidhya Bhandari, người dành nhiều năm đấu tranh cho nữ quyền, nhậm chức tổng thống Nepal vào năm 2015. Bà cũng là nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử quốc gia Nam Á này.

Những “bông hồng thép” tỏa sáng trên chính trường thế giới - 18

Nữ Tổng thống Croatia Kolinda Grabar-Kitarovic là người có khả năng nói 8 thứ tiếng và là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử được chọn làm Trợ lý Tổng Thư ký NATO về ngoại giao. Bà đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi cổ vũ cho đội tuyển Croatia tại World Cup 2018.

Những “bông hồng thép” tỏa sáng trên chính trường thế giới - 19

Bà Erna Solberg giữ chức Thủ tướng Na Uy từ ngày 16/10/2013 và là nhà lãnh đạo nữ quyền lực tại châu Âu.

Những “bông hồng thép” tỏa sáng trên chính trường thế giới - 20

Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina từng lọt vào danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới do tạo chí Forbes bình chọn năm 2017. Bà được ca ngợi vì những đóng góp cho nền kinh tế, y tế, giáo dục của Bangladesh và là chính trị gia được yêu mến tại quốc gia này.

Những “bông hồng thép” tỏa sáng trên chính trường thế giới - 21

Bà Angela Merkel, 65 tuổi, đang giữ cương vị thủ tướng Đức nhiệm kỳ thứ 4 và là một trong những nữ lãnh đạo có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ trong khu vực mà trên toàn thế giới. Bà Merkel có lập trường mở cửa với người di cư và luôn nỗ lực để đưa Đức trở thành quốc gia có vai trò dẫn đầu tại châu Âu. Tạp chí TIME danh tiếng của Mỹ bình chọn bà Merkel trở thành Nhân vật của năm vì những ảnh hưởng đối với tình hình thế giới trong năm 2015. 

Thành Đạt

Ảnh: Reuters