1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Chân dung nữ nguyên thủ trẻ nhất thế giới

(Dân trí) - Bà Jacinda Ardern đã chính thức nhậm chức Thủ tướng New Zealand và trở thành nữ nguyên thủ quốc gia trẻ nhất thế giới thời điểm hiện tại khi mới 37 tuổi.

Chân dung nữ nguyên thủ trẻ nhất thế giới

Ngày 26/10, bà Ardern đã chính thức tuyên thệ trở thành Thủ tướng New Zealand. Bà cam kết sẽ xây dựng một chính phủ “năng động, tập trung, mạnh mẽ, đồng cảm”. Ở tuổi 37, bà là thủ tướng trẻ nhất New Zealand trong 150 năm trở lại đây và cũng là nữ nguyên thủ quốc gia trẻ nhất thế giới, theo Telegraph. (Ảnh: AP)
Ngày 26/10, bà Ardern đã chính thức tuyên thệ trở thành Thủ tướng New Zealand. Bà cam kết sẽ xây dựng một chính phủ “năng động, tập trung, mạnh mẽ, đồng cảm”. Ở tuổi 37, bà là thủ tướng trẻ nhất New Zealand trong 150 năm trở lại đây và cũng là nữ nguyên thủ quốc gia trẻ nhất thế giới, theo Telegraph. (Ảnh: AP)

Bà cũng là một trong số ít các chính trị gia trên thế giới công khai chia sẻ về tình trạng sức khỏe tinh thần, cuộc đấu tranh cá nhân của bà với chứng lo lắng. Bà cũng đồng thời là người ủng hộ chủ nghĩa nữ quyền và các vấn đề liên quan tới cộng đồng đồng tính, song tính, chuyển giới (LGBT). (Ảnh: AFP)
Bà cũng là một trong số ít các chính trị gia trên thế giới công khai chia sẻ về tình trạng sức khỏe tinh thần, cuộc đấu tranh cá nhân của bà với chứng lo lắng. Bà cũng đồng thời là người ủng hộ chủ nghĩa nữ quyền và các vấn đề liên quan tới cộng đồng đồng tính, song tính, chuyển giới (LGBT). (Ảnh: AFP)

Hình ảnh trong mắt công chúng của bà Ardern là một nữ lãnh đạo đầy vẻ lôi cuốn, thoải mái. Bà thậm chí còn tạo nên một hiện tượng tại New Zealand gọi là “Jacindamania”, tạm gọi là “những người phát cuồng vì Jacinda”. Chính sự trẻ trung và cuốn hút đã giúp đảng bà lãnh đạo giành được nhiều sự ủng hộ từ người dân. (Ảnh: RNZ)
Hình ảnh trong mắt công chúng của bà Ardern là một nữ lãnh đạo đầy vẻ lôi cuốn, thoải mái. Bà thậm chí còn tạo nên một hiện tượng tại New Zealand gọi là “Jacindamania”, tạm gọi là “những người phát cuồng vì Jacinda”. Chính sự trẻ trung và cuốn hút đã giúp đảng bà lãnh đạo giành được nhiều sự ủng hộ từ người dân. (Ảnh: RNZ)

Bà được mô tả là một phụ nữ thích sự thử thách. Bắt đầu sự nghiệp với vị trí nhà nghiên cứu cho cựu Thủ tướng New Zealand Helen Clark, sau đó bà chuyển sang làm trợ lý chính sách cho cựu Thủ tướng Anh Tony Blair. Vào năm 2008, bà bắt đầu tham gia vào chính trường với vị trí nghị sĩ quốc hội. Sau gần 10 năm, bà trở thành lãnh đạo đảng Lao động rồi đạt tới vị trí quyền lực nhất New Zealand. (Ảnh: NZ Women Weekly)
Bà được mô tả là một phụ nữ thích sự thử thách. Bắt đầu sự nghiệp với vị trí nhà nghiên cứu cho cựu Thủ tướng New Zealand Helen Clark, sau đó bà chuyển sang làm trợ lý chính sách cho cựu Thủ tướng Anh Tony Blair. Vào năm 2008, bà bắt đầu tham gia vào chính trường với vị trí nghị sĩ quốc hội. Sau gần 10 năm, bà trở thành lãnh đạo đảng Lao động rồi đạt tới vị trí quyền lực nhất New Zealand. (Ảnh: NZ Women Weekly)

Bà từng lo ngại chứng bệnh lo lắng của bản thân sẽ ảnh hưởng tới công việc của một nguyên thủ quốc gia. Tuy nhiên, bà rất mạnh mẽ và kiên cường đấu tranh với căn bệnh tâm lý và chứng tỏ cho cử tri New Zealand thấy bà xứng đáng trở thành người đứng đầu chính phủ nước này. (Ảnh: Getty)
Bà từng lo ngại chứng bệnh lo lắng của bản thân sẽ ảnh hưởng tới công việc của một nguyên thủ quốc gia. Tuy nhiên, bà rất mạnh mẽ và kiên cường đấu tranh với căn bệnh tâm lý và chứng tỏ cho cử tri New Zealand thấy bà xứng đáng trở thành người đứng đầu chính phủ nước này. (Ảnh: Getty)


Bà Clark đã từng theo Công giáo, nhưng bà đã bỏ đạo vào năm 2005 sau mâu thuẫn với tôn giáo của bản thân do bà là người ủng hộ quyền lợi của người đồng tính. Bà cũng chính là người có tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ New Zealand thông qua đạo luật Bình đẳng Hôn nhân năm 2013, hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính tại nước này. (Ảnh: APP)

Bà Clark đã từng theo Công giáo, nhưng bà đã bỏ đạo vào năm 2005 sau mâu thuẫn với tôn giáo của bản thân do bà là người ủng hộ quyền lợi của người đồng tính. Bà cũng chính là người có tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ New Zealand thông qua đạo luật Bình đẳng Hôn nhân năm 2013, hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính tại nước này. (Ảnh: APP)

Tân Thủ tướng New Zealand cũng là một người theo chủ nghĩa nữ quyền. Bà đã công khai ủng hộ việc tự do hóa luật phá thai, loại hành động này ra khỏi danh sách tội hình sự. Bà còn là người rất tâm huyết với tham vọng giúp phụ nữ có tiếng nói hơn bằng các cam kết sẽ thúc đẩy việc trả lương công bằng, ủng hộ phụ nữ cống hiến cho xã hội. (Ảnh: Smh)
Tân Thủ tướng New Zealand cũng là một người theo chủ nghĩa nữ quyền. Bà đã công khai ủng hộ việc tự do hóa luật phá thai, loại hành động này ra khỏi danh sách tội hình sự. Bà còn là người rất tâm huyết với tham vọng giúp phụ nữ có tiếng nói hơn bằng các cam kết sẽ thúc đẩy việc trả lương công bằng, ủng hộ phụ nữ cống hiến cho xã hội. (Ảnh: Smh)

Là một người chưa có con cái, bà Clark bày tỏ quan điểm rất rõ ràng về những câu hỏi về kế hoạch làm mẹ. Bà cho rằng vào thời điểm hiện tại thật khó chấp nhận khi phụ nữ còn bị hỏi những câu hỏi như vậy khi họ đang ở nhiệm sở. Theo bà, phụ nữ có quyền được sinh con hoặc không và đó không phải là yếu tố để đánh giá người phụ nữ đó có xứng đáng với vị trí hay cơ hội nghề nghiệp mà người đó nhận được. (Ảnh: Smh)
Là một người chưa có con cái, bà Clark bày tỏ quan điểm rất rõ ràng về những câu hỏi về kế hoạch làm mẹ. Bà cho rằng vào thời điểm hiện tại thật khó chấp nhận khi phụ nữ còn bị hỏi những câu hỏi như vậy khi họ đang ở nhiệm sở. Theo bà, phụ nữ có quyền được sinh con hoặc không và đó không phải là yếu tố để đánh giá người phụ nữ đó có xứng đáng với vị trí hay cơ hội nghề nghiệp mà người đó nhận được. (Ảnh: Smh)

Đức Hoàng

Theo Telegraph