1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Nhìn vào phương trình quân sự Ấn - Trung

Trung Quốc có thể là một cường quốc trên đất liền, nhưng nếu xảy ra đối đầu liên quan tới sức mạnh trên không và trên biển thì mọi chuyện lại khác hẳn.

Bỏ qua các thông số tăng trưởng kinh tế và bước nhảy vọt đáng kinh ngạc về cơ sở hạ tầng vốn chỉ làm gia tăng khoảng cách giữa Ấn Độ và Trung Quốc khi từng ngày trôi qua. Câu chuyện giờ đây tập trung vào sự chênh lệch ngày một lớn về khả năng quân sự giữa hai nước.Chi tiêu quân sự của Trung Quốc hiện gấp ba lần Ấn Độ - dựa trên con số được công bố - và thực tế có thể lớn hơn nhiều.

Các cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tại vùng biên giới với Ấn Độ cũng được cải thiện đáng kể, vì thế tạo điều kiện thuận lợi cho việc động viên và triển khai nhanh chóng quân đội khi cần thiết. Lực lượng trên bộ của Trung Quốc ở khu vực biên giới cũng nhiều hơn so với Ấn Độ. Trong khi đó, việc cải thiện cơ sở hạ tầng vùng biên của phía Ấn Độ lại khá trì trệ, gây hạn chế trong việc điều động hay hoạt động quân sự.

Hiện đại hóa sức mạnh không quân và hải quân cũng là các yếu tố quan trọng trong mục tiêu của Trung Quốc để có thể tiến hành "các cuộc tác chiến công nghệ cao" và người ta nhận thấy Trung Quốc có những tiến bộ rõ ràng trong hai lực lượng này. Một con tàu sân bay cũ thời Liên Xô, ban đầu được Trung Quốc mua lại với ý định biến thành sòng bạc nổi, giờ đây đã được nâng cấp trở thành một tàu sân bay thực sự. Đó là thành tựu không hề nhỏ và các chuyên gia quân sự thậm chí còn cho rằng, trong những năm tiếp theo, quân đội Trung Quốc (PLA) có thể sở hữu nhiều tàu sân bay nội địa lớn hơn, hiện đại hơn thế. Trung Quốc cũng nhận thấy rằng, hoạt động tầm xa khó có thể thực thi hiệu quả nếu thiếu hệ thống phụ trợ hậu cần cần thiết. Chính vì thế, hàng loạt kiểu tàu chiến, tàu nổi, tàu ngầm mới cũng được xúc tiến chế tạo. Một loại máy bay chiến đấu tàng hình mới cũng đã ra đời.

Ảnh: Telegraph
Ảnh: Telegraph

Ấn Độ lại khác hẳn. Không thể để xây dựng hay chế tạo, thậm chí là mua trang thiết bị hiện đại - như thỏa thuận mua trực thăng gần đây. Một số người nói do đủ tiền nhưng không được cung cấp, số khác cho rằng tiền cung cấp không đủ chi tiêu. Không đủ tập trung là một lý do khác đưa ra giải thích cho thực trạng này khi có nhiều người đơn giản là muốn chính sách thay đổi.

Những quốc gia có thể tự chế tạo được xe tăng, súng, máy bay, tàu chiến, tàu ngầm, sở hữu hệ thống vũ khí riêng biệt có thể đếm trên đầu ngón tay. Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Italy, Đức và Nhật Bản cũng đã chuyển hướng sang các tàu chiến lớn trong nhiều thập niên qua.

Khả năng lĩnh vực tư nhân có thể trở thành nhà cung cấp chính cho các thiết bị quốc phòng gần như là điều không tưởng. Có một thực tế bị phớt lờ tại Ấn Độ rằng, một số công nghệ dù là rất phổ biến - thậm chí là thiết bị điện tử tiêu dùng thông thường - cũng vẫn phải nhập khẩu. Chế tạo và sản xuất công nghệ quân sự không phải là thế mạnh của Ấn Độ. Thực tế hiện nay, trong các khả năng quân sự thì, Ấn Độ đang tụt hậu so với Trung Quốc.

Một điều khá rõ ràng là, trên mặt đất, người Trung Quốc đi trước Ấn Độ, không chỉ về số lượng, mà còn là khả nưng di chuyển lực lượng nhanh chóng. Dĩ nhiên, nó không hẳn là lợi thế nếu nhìn nhận một số cuộc chiến xảy ra trên thế giới trước đây.

Và trên không, tình hình lại khác hẳn. Trung Quốc có nhiều máy bay, nhưng phần lớn là thiết kế cũ và không còn phù hợp với tác chiến hiện đại. Mặc dù họ đã củng cố và mở rộng các sân bay ở cao nguyên Tây Tạng, thì các máy bay của Trung Quốc vẫn có nhiều hạn chế trong các thông số hoạt động như sức bền và trọng tải vũ khí so với các hoạt động của Ấn Độ tại các sân bay địa phương. Vì thế, nếu xảy ra cuộc chiến trên không, thì chưa chắc lực lượng hải quân Trung Quốc chiếm ưu thế. Hơn thế nữa, mặc dù khá chậm trễ trong việc chế tạo thêm nhiều máy bay chiến đấu, nhưng lực lượng không quân Ấn Độ với các máy bay Sukhoi, MIG-29 và Mirage... được coi là một thế mạnh. Trong ngắn hạn, về sức mạnh trên không, phương trình tương đối cân bằng.

Trên biển, rõ ràng cán cân nghiêng về Ấn Độ. Ở khu vực Ấn Độ Dương, Ấn Độ có những lợi thế mà Trung Quốc rất khó theo kịp. Đó là một mạng lưới không lực mạnh mẽ sẵn có thông qua hàng chục hàng chục sân bay ở khắp bờ biển Ấn Độ và các đảo tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trong một vùng không gian rộng lớn trên biển, cũng như khả năng giám sát các lội trình vận chuyển năng lượng, hàng hóa trọng yếu. Hơn thế nữa, việc tiếp cận Ấn Độ Dương của người Trung Quốc cũng bị hạn chế bởi các kênh qua lại tương đối chật hẹp ở hệ thống quần đảo Đông Nam Á. Khả năng dễ tổn thương trên biển khiến Bắc Kinh phải cân nhắc nhiều.

Một sự cố xảy ra tại khu vực biên giới đất liền có thể sớm được kiểm soát. Nhưng một sự cố xảy ra trên không hay trên biển lại rất có thể dẫn tới chọn lựa quân sự rộng lớn hơn.

Trong ngắn hạn, nếu đánh giá về khả năng quân sự Ấn Độ và Trung Quốc thì: Trên đất liền, Ấn Độ bất lợi, trên không là ngang bằng và trên biển thì ưu thế hơn. Ấn Độ cần phải nhìn vào sự cân bằng quân sự trong tổng thể và phát triển các khả năng cho phù hợp. Các nhà hoạch định quân sự cần phải đảm bảo rằng, phương trình không được phép biến đổi theo hướng bất lợi với Ấn Độ.

* Tác giả Premvir Das, nguyên là chỉ huy Bộ tư lệnh Hải quân miền Đông Ấn Độ, ủy viên ban an ninh quốc gia Ấn Độ.