1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Nhật hoàng ngỏ ý muốn thoái vị trong bài phát biểu hiếm hoi

(Dân trí) - Trong một bài phát biểu hiếm hoi trên truyền hình, Nhật hoàng Akihito đã chia sẻ thẳng thắn về tình hình sức khỏe suy giảm của ông và bóng gió về chuyện mong muốn nhường lại ngai vàng.


Nhật hoàng chia sẻ thẳng thắn về tình hình sức khỏe (Ảnh: AFP)

Nhật hoàng chia sẻ thẳng thắn về tình hình sức khỏe (Ảnh: AFP)

Trong đoạn video kéo dài khoảng 10 phút được ghi lại sẵn và phát trên truyền hình quốc gia, Nhật hoàng Akihito nói: "Tôi hiện đã 80 tuổi, may mắn là hiện giờ sức khỏe của tôi vẫn ổn. Tuy nhiên tôi lo ngại rằng sức khỏe tôi đang dần đi xuống, tôi sợ rằng tôi khó có thể hoàn thành sứ mệnh làm biểu tượng quốc gia như tôi đã làm từ trước đến nay. Khi nghĩ đến sức khỏe ngày càng đi xuống của mình tôi tự hỏi liệu tôi có thể tiếp tục sứ mệnh làm biểu tượng cho quốc gia bằng tất cả tâm trí và sức lực hay không".

Bài phát biểu của Nhật hoàng thu hút sự chú ý đặc biệt của người dân Nhật Bản. Nhiều người đi bộ đã dừng lại, tập trung trước màn hình lớn để xem phát biểu của Nhật hoàng.


Người qua đường dừng lại lắng nghe bài phát biểu của Nhật hoàng. (Ảnh: Reuters)

Người qua đường dừng lại lắng nghe bài phát biểu của Nhật hoàng. (Ảnh: Reuters)

Đài NHK hồi tháng trước dẫn tuyên bố của Nhật hoàng Akihito rằng ông có thể thoái vị trong 1 vài năm tới và truyền ngôi cho một quan nhiếp chính, nhiều khả năng là con trai ông - Thái tử Naruhito.

Đây là lần thứ 3 một Nhật Hoàng phát biểu trên đài phát thanh hoặc truyền hình quốc gia. Lần đầu tiên là khi Nhật hoàng Hirohito phát biểu trên đài truyền thanh quốc gia rằng Nhật Bản đã thua trong Thế chiến II, tiếp đến là Nhật hoàng Akihito phát biểu trên truyền hình quốc gia sau thảm họa động đất, sóng thần gây khủng hoảng hạt nhân hồi tháng 3/2011.


Phản ứng của người Nhật khi Nhật hoàng ngỏ ý thoái vị. (Ảnh: Reuters)

Phản ứng của người Nhật khi Nhật hoàng ngỏ ý thoái vị. (Ảnh: Reuters)

Nếu Quốc hội Nhật Bản chấp thuận nguyện vọng thoái vị của Nhật hoàng Akihito, đây sẽ là sự chuyển biến lớn nhất của triều đại Nhật Bản kể từ thời chiến. Mặc dù Nhật hoàng chỉ mang tính biểu tượng, nhưng việc thoái vị sẽ làm dấy lên tranh cãi vấn đề liệu một phụ nữ có thể lên nắm giữ ngai vàng. Những người bảo thủ cho rằng, sau khi Nhật hoàng thoái vị, bước tiếp theo sẽ là để phụ nữ lên nắm ngai vàng, trái với truyền thống.

Hơn nữa, một cuộc tranh cãi về tương lai hoàng gia có thể làm chệch hướng nỗ lực chỉnh sửa hiến pháp hòa bình thời hậu chiến của Thủ tướng Shinzo Abe. Việc sửa đổi hiến pháp cũng phải trưng cầu dân ý với đa số chấp thuận. Trong khi đó, Nhật hoàng được coi là biểu tượng về sự "đoàn kết của mọi người" dù không có quyền lực chính trị.

Nhật hoàng Akihito (sinh năm 1933) bắt đầu kế vị sau khi cha ông là Nhật hoàng Hirohito qua đời vào năm 1989. Ông đang là vị vua tại vị lâu thứ 21 trên thế giới và giành được sự kính trọng của hầu hết người dân Nhật Bản. Do gặp nhiều vấn đề về sức khỏe nên ông đã không xuất hiện trước công chúng vào cuối năm ngoái và hạn chế tham gia các nghi thức hoàng gia.

Minh Phương

Tổng hợp