1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Nhà nhân vật chính trong “Người tình” tại VN mở cửa cho du khách

(Dân trí) - Nhà của nam nhân vật chính trong tiểu thuyết nổi tiếng “The Lover” (Người tình) của nữ nhà văn Pháp Marguerite Duras đã được Việt Nam công nhận là di tích lịch sử quốc gia và trở thành điểm hút khách du lịch trong và ngoài nước.

 
Nhà nhân vật chính trong “Người tình” tại VN mở cửa cho du khách - 1
Mặt trước ngôi nhà của Huỳnh Thủy Lê.

 

Cuốn tiểu thuyết tự truyện “Người tình”, được xuất bản năm 1984, kể về câu chuyện tình của một cô gái tuổi teen người Pháp với chàng người tình giàu có gốc Hoa ở thuộc địa Đông Dương. Cuốn tiểu thuyết đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, kể cả tiếng Việt.

 

Theo cuốn tiểu thuyết ăn khách của nhà văn Pháp, nhà của gia đình người tình đó ở thị trấn Sa Đéc, đồng bằng sông Mêkông.

 

Bộ phim “Người tình” năm 1992 của đạo diễn Jean-Jacques Annaud và do diễn viên Tony Leung (Lương Gia Huy) thủ vai, còn hấp dẫn khán giả hơn cả cuốn tiểu thuyết của nhà văn Pháp.

 

Tại Sa Đéc, trên các bức tường của ngôi nhà, là cuộc trưng bày các bức ảnh từ bộ phim, cũng như của người phụ nữ mà trong đời thật cuối cùng là vợ của người đàn ông được biết đến là người tình trong cuốn tiểu thuyết, Huỳnh Thủy Lê. Cũng có ảnh về con cái của họ, được biết đã sang Pháp và Mỹ sống ngay trước khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt.

 

Sau khi hai miền nam bắc Việt Nam thống nhất vào năm 1975, ngôi nhà trở thành trụ sở cảnh sát. Nhưng 20 năm sau khi Việt Nam bắt đầu chính sách “Đổi Mới”, mở cửa với thế giới và áp dụng nền kinh tế thị trường vào năm 1986, ngôi nhà được trở thành “di tích văn hóa”.
 
 
Nhà nhân vật chính trong “Người tình” tại VN mở cửa cho du khách - 2
Ngôi nhà được công nhân là di tích lịch sử quốc gia.
 

Và năm nay, 2010, ngôi nhà được công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Hiện khách du lịch còn được phép ngủ lại ngôi nhà.

 

Nguyên bản mặt trước của ngôi một tầng là sự kết hợp của phong cách Trung Hoa và Pháp, với nhà phụ và sân rộng. Hầu hết khu đất thuộc tỉnh Đồng Tháp, tây nam thành phố Hồ Chí Minh, hiện đã bị xé lẻ. Nhưng ngôi nhà chính vẫn còn, với bàn thờ gỗ lớn, thờ tổ tiên của gia đình người gốc Hoa, ngay bên trong cửa vào.

 

Ngoài ra, ngôi nhà còn có một chiếc bàn lớn thấp chân, khảm trai và đá lát từ Pháp.

 

Lê Hồng Sâm, một dịch giả của cuốn tiểu thuyết “Người tình”, cho rằng việc công nhận ngôi nhà là di tích lịch sử là sự công nhận đối với tác giả. Tuy nhiên bản thân nữ nhà văn Duras không bao giờ được đặt chân đến ngôi nhà trước khi bà rời Việt Nam vào năm 1932 để trở về Pháp. Một hướng dẫn viên du lịch tại ngôi nhà cho biết cha của “người tình” không chấp nhận sự có mặt của Duras.

 

Phan Anh

Theo AFP