1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Nga tìm vai trò mới ở Đông Nam Á?

Trong chiến lược hướng Đông của mình, Nga đang dành sự quan tâm đặc biệt cho các nước Đông Nam Á.

Nga đầu tư nhiều dự án năng lượng với Indonesia

Ngày 18/5, tại thành phố Sochi của Nga, Tổng thống Putin và người đồng cấp Indonesia Joko Widodo đã có cuộc hội đàm nhằm thảo luận về các biện pháp hợp tác song phương trong các lĩnh vực quốc phòng, giao lưu văn hóa và hợp tác lưu trữ.

2 nhà lãnh đạo đã thảo luận về hợp tác trong diễn tập quân sự, giáo dục và hợp tác sản xuất.

Phát biểu tại cuộc họp báo chung, ông chủ điện Kremlin nhấn mạnh Nga quan tâm về việc mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng với Indonesia, đồng thời cho rằng hai bên có nhiều tiềm năng mở rộng hợp tác năng lượng.

Nga đầu tư nhiều dự án năng lượng với Indonesia
Nga đầu tư nhiều dự án năng lượng với Indonesia

Theo nhà lãnh đạo Nga, các tập đoàn lớn như Zarubezhneft và Rosneft của nước này đang có dự án quan trọng, bao gồm cả việc xây dựng một nhà máy lọc dầu hiện đại trên đảo Java, với một khoản đầu tư lên tới khoảng 13 tỷ USD.

“Kế hoạch này bao gồm việc xây dựng một nhà máy nhiệt điện 1,8 gigawatt, với sự đóng góp của công ty InterRAO và trị giá đầu tư là 2,8 tỷ USD”, ông Putin khẳng định.

Tổng thống Putin nhấn mạnh, Nga sẵn sàng cung cấp tất cả các hỗ trợ cần thiết cho các đối tác Indonesia trong việc triển khai các dự án cơ sở hạ tầng. Điển hình là dự án hợp tác đã được triển khai năm 2015 là tuyến đường sắt 190 km ở Kalimantan, được xây dựng bởi công ty Đường sắt Nga kết hợp với các đối tác. Dự án sẽ tạo ra hơn 2.500 việc làm.

Bên cạnh đó, ông chủ điện Kremlin còn khẳng định các công ty của Nga sẵn sàng cung cấp cho Indonesia tàu cao tốc cánh ngầm, tàu hai thân, bến tàu nổi và các các thiết bị hiện đại để theo dõi vệ tinh của tàu; hai nước cũng nhất trí tiếp tục hợp tác trong ngành hàng không dân dụng.

Nga tìm vai trò mới ở Đông Nam Á?

Không chỉ dành sự quan tâm cho Indonesia, thời gian qua chính quyền Tổng thống Putin cũng đặc biệt chú trọng đẩy nhanh các quan hệ hợp tác với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.

Năm 2012, Tập đoàn Năng lượng nguyên tử nhà nước Rosatom thuộc sở hữu nhà nước của Nga đã giành được hợp đồng cung cấp cho Việt Nam hai nhà máy năng lượng hạt nhân – đầu tiên của nước này – dự kiến được hoàn thành vào năm 2023-2024.

Trong hội nghị về hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Nga diễn ra tại Hà Nội hồi tháng 9/2015, nhiều tập đoàn lớn của Nga tỏ ra rất quan tâm đến việc đầu tư vào những lĩnh vực như điện hạt nhân, công nghiệp ô tô và hàng không.

“Tôi rất tự tin về tương lai hợp tác kinh tế giữa hai nước”, ông Maxim Golikov - trưởng đại diện thương mại Nga tại Việt Nam khẳng định.


Nga đang tìm vai trò mới ở Đông Nam Á

Nga đang tìm vai trò mới ở Đông Nam Á

Ngoài Việt Nam, Nga cũng đề nghị đem lại cho Myanmar và thậm chí là Campuchia công nghệ hạt nhân dân sự tiên tiến.

Theo thống kế đến tháng 8/2015, Nga và ASEAN đã cùng nhau thực hiện hơn 50 dự án đầu tư của Nga thông qua các thỏa thuận bao gồm cả năng lượng và sản xuất máy tính, thông tin và công nghệ truyền thông, giao thông vận tải và hậu cần, y tế và nông nghiệp.

Ngoài lĩnh vực hợp tác kinh tế, Nga còn đẩy mạnh việc bán vũ khí cho các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Trong một tuyên bố được đưa ra vào tháng 5 năm ngoái, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Anatoly Antonov tuyên bố nước này đã sẵn sàng đẩy mạnh quan hệ hợp tác về kỹ thuật quân sự với các thị trường mới ở Đông Nam Á.

“Những nỗ lực này sẽ được thực hiện nhờ tiềm năng mở rộng xuất khẩu các loại vũ khí, thiết bị quân sự và các hoạt động bảo dưỡng, đồng thời với sự tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực khiến họ mong muốn đa dạng hóa nguồn cung các sản phẩm quốc phòng”, ông Antonov cho biết.

Thậm chí, để kết nối với ASEAN, Moskva còn tổ chức một diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế, có tên là Army-2015 vào tháng 6/2015.

Theo thứ trưởng Antonov, Nga rất coi trọng sự tham gia của các nước Đông Nam Á trong sự kiện này.

“Những sự hợp tác này đều có triển vọng tốt đẹp, bởi các loại vũ khí Nga đều rất được ưa chuộng trong khu vực và là những loại khí tài chính trong quân đội của một số nước như Việt Nam, Lào và Campuchia”, ông Antonov nhấn mạnh thêm.

Rõ ràng trong chiến lược hướng Đông của mình, Nga đang dành sự quan tâm đặc biệt cho các nước Đông Nam Á. Giới phân tích cho rằng, Nga phải cố gắng để thúc đẩy thương mại và đầu tư vào ASEAN, hơn nữa các nước ASEAN sẽ chào đón Nga và mối quan hệ sẽ ấm lên cả về chính trị và kinh tế.

Theo Hồng Sơn (Tổng hợp)

Đất Việt