1. Dòng sự kiện:
  2. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt
  3. Chính quyền Trump 2.0
  4. Chiến sự Nga - Ukraine

Nga thắng thế và phản ứng của Mỹ

Quân đội Ukraine rút khỏi thị trấn chiến lược Debaltsevo trong khi Mỹ đe doạ cái giá mà Nga phải trả sẽ tăng lên rất nhiều.

Nga thắng thế

Giới chỉ huy các đơn vị bán quân sự ủng hộ chính phủ Ukraine cho biết, lực lượng chính phủ ngày 18/2 đã bắt đầu rút khỏi thị trấn Debaltsevo - khu vực bị lực lượng ly khai thân Nga chiếm đóng.
 
Chỉ huy đơn vị bán quân sự ủng hộ chính phủ ở Donbass, ông Semen Semenchenko cho biết: "Hoạt động rút quân khỏi Debaltsevo đang diễn ra theo phương thức có tổ chức và có kế hoạch. Quân địch đang tìm cách cắt các tuyến đường và chặn đường tháo lui của quân đội".
 
Cơ quan báo chí DAN của lực lượng ly khai cho biết, hàng trăm binh lính chính phủ đã ra đầu hàng lực lượng ly khai ở Debaltsevo. Theo tuyên bố của quân ly khai, hiện họ đang kiểm soát tới 80% khu vực này.
 
Nga thắng thế và phản ứng của Mỹ

Quân đội Ukraine đã bắt đầu rút khỏi thị trấn Debaltsevo - khu vực bị lực lượng ly khai thân Nga chiếm đóng

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hối thúc Kiev cho phép các binh Ukraine, đang bị lực lượng đòi độc lập bao vây tại thị trấn Debaltsevo, hạ vũ khí.

Cũng trong ngày 18/2, Bộ Quốc phòng Cộng hòa Nhân dân Donestk (DPR) tự xưng cho biết, họ bắt đầu thực hiện điểm hai trong thỏa thuận Minsk là rút các đơn vị và pháo hạng nặng, gồm cả tên lửa đa nòng, khỏi đường giới tuyến được quy định trong thỏa thuận hôm 19/9/2014.

Phó Chỉ huy Lực lượng dân quân của Bộ Quốc phòng DPR, ông Edward Basurin thông báo với kênh truyền hình Russia-1 của Nga: "Các đơn vị đóng quân ở đây sẽ rút đi và các đoàn xe sẽ di chuyển tới nơi đóng quân thường trực... Đây là bước đi đầu tiên của chúng tôi".

Phát biểu trên kênh truyền hình Gromadska TV, cố vấn của Tổng thống Ukraine, ông Yury Biryukov từng thừa nhận: "Việc nói rằng chúng ta sẽ tiến lên phía trước, tới biên giới và hoàn toàn giải phóng lãnh thổ do lực lượng phiến quân kiểm soát hiện là điều không thể, chúng ta không có các nguồn lực như vậy... Chúng ta cần làm quen và thừa nhận rằng chúng ta hiện không còn nguồn lực để tiến hành các hoạt động phản công quy mô lớn, vì thế trong bất cứ trường hợp nào cần có giới tuyến, phòng thủ và cần xây dựng chúng".

Hiện bộ tứ Normandie (Pháp, Đức, Nga, Ukraine) đang lên kế hoạch điện đàm về tình hình tại Debaltsevo. EU và NATO lên án chiến dịch tấn công của quân ly khai nhằm vào thị trấn chiến lược Debaltsevo là "sự vi phạm rõ ràng" thỏa thuận ngừng bắn do quốc tế bảo trợ.

Còn phát ngôn viên của Thủ tướng Đức Angela Merkel, ông Steffen Seibert nói rằng Berlin "cực lực lên án những hành động quân sự của lực lượng ly khai tại Debaltsevo".

Cũng trong một động thái phản ứng, phát ngôn viên chính phủ Pháp Stephane Le Foll cho rằng thỏa thuận ngừng bắn được ký kết tuần trước "chưa thất bại" và nước này sẽ làm "mọi thứ có thể để duy trì thỏa thuận".

Mỹ "dằn mặt" Nga

Ngay sau khi Liên hợp quốc thông qua nghị quyết về ngừng bắn và hỗ trợ hoà bình tại Ukraine, Mỹ đã cáo buộc Nga vi phạm thoả thuận Minsk về vấn đề khủng hoảng tại Ukraine. Sau khi nói chuyện với Tổng thống Ukraine, Petro Poroshenko, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã “tỏ ý quan ngại sâu sắc về hành vi vi phạm thoả thuận ngừng bắn của quân li khai và Nga xung quanh và bên trong thành phố Debaltseve”.

Ông Biden cũng cảnh báo rằng, nếu Nga tiếp tục vi phạm thoả thuận Minsk, bao gồm cả cam kết mới thống nhất vào hôm 12/2, thì cái giá mà nước này phải trả sẽ tăng lên rất nhiều.

Tương tự, trao đổi với Thủ tướng Đức Angela Merkel qua điện thoại, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko mô tả việc quân ly khai tấn công thị trấn Debaltseve là “cú đòn” giáng vào thỏa thuận hòa bình Minsk mà Pháp và Đức đã nỗ lực thúc đẩy hồi tuần trước.

Ông Poroshenko kêu gọi EU và cộng đồng quốc tế “phản ứng cứng rắn với những hành động xảo trá” của quân ly khai và Nga.

Theo An Nhiên
Đất Việt