1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Nga thắng lớn trong sứ mệnh Trung Đông: Minh chứng rõ ràng

Lực lượng hàng không vũ trụ (VKS) Nga đã và đang góp phần ổn định tình hình Trung Đông đồng thời răn đe các đối thủ tiềm năng của mình đặc biệt Mỹ và NATO.

Thành công ở Trung Đông có một ý nghĩa kép đối với Moscow. Ở Syria, Nga đang chiến đấu không chỉ để chống lại các mối đe dọa trực tiếp từ khủng bố quốc tế, mà còn chống lại ý đồ của một số quốc gia đang cố gắng ép buộc Syria theo chính sách về chính trị của mình.

Trong cuộc chiến chống lại các nhóm khủng bố quốc tế ở Syria, quân đội Nga đã sử dụng chiến lược hiệp đồng hỗ trợ cho các lực lượng vũ trang của quân đội chính phủ Syria bằng lực lượng không quân, hệ thống phòng thủ chống tên lửa và một số lượng nhỏ thuộc lực lượng đặc biệt cùng các cố vấn quân sự.

Lực lượng Hàng không vụ trụ Nga ở Syria trở thành vị cứu tinh của Syria và nỗi khiếp sợ của IS, góp phần tích cực vào cuộc chiến chống khủng bố quốc tế.
Lực lượng Hàng không vụ trụ Nga ở Syria trở thành vị cứu tinh của Syria và nỗi khiếp sợ của IS, góp phần tích cực vào cuộc chiến chống khủng bố quốc tế.

Chiến lược quân sự này không còn có gì lạ khi cũng chính là chiến lược được Mỹ sử dụng thành công trong các chiến dịch quân sự ở Afghanistan (năm 2001) và ở Libya (năm 2011) cũng như Pháp ở Mali (hoạt động “Serval” năm 2013).

Quân đội Nga đã áp dụng thành công những kinh nghiệm của quốc tế và hoàn toàn có thể đánh bại các lực lượng của tổ chức khủng bố IS.

Kết quả của các đợt tấn công mà không quân Nga tiến hành đã phá hủy nhiều trang thiết bị của tổ chức khủng bố và làm rối loạn các đơn vị của chúng. Điều này cho phép quân đội chính phủ Syria dễ dàng tiến hành một loạt các hoạt động quân sự trên đất liền và giành được nhiều thắng lợi.

Trong giai đoạn 2015-2016, khu vực kiểm soát của những kẻ khủng bố đã giảm 33,5%, từ 90.800 km2 xuống còn 60.400 km2. Các khu trung tâm công nghiệp và hành chính ở phía Tây đất nước đã giảm đáng kể những kẻ khủng bố. Bọn khủng bố phần lớn đã bị đẩy ra khỏi vùng có mật độ dân số cao. Kết quả này, theo các nhà phân tích cho rằng chúng đã được dự báo từ trước kể từ khi quân đội Nga tham gia vào tiêu diệt IS.

Ngoài ra Nga cũng đã duy trì thực hiện thỏa thuận ngừng bắn giữa các lực lượng của quân đội chính phủ và các lực lượng đối lập. Theo thỏa thuận này, có 1.450 khu định cư được bảo vệ bởi lực lượng tự vệ khu vực. Họ là những “đồng minh” của quân đội chính phủ Syria để tiêu diệt các chiến binh thánh chiến.

Điều gì sẽ đến với Moscow và khu vực?

Như đã nói ở trên, thành công ở Trung Đông sẽ đem lại cho Moscow nhiều lợi thế. Đặc biệt, chứng minh sức mạnh quân sự của Nga và đã buộc các nước NATO thừa nhận rằng, ưu thế quân sự thuộc về Moscow trong nhiều lĩnh vực, làm giảm đáng kể nguy cơ xảy ra xung đột ở một số khu vực nhất định trong những năm tới.

Báo cáo phân tích quân sự của NATO năm 2016 đã thừa nhận rằng, Lực lượng hàng không vũ trụ Nga ở Syria đã chứng minh được sự hiệu quả hơn hẳn so với các máy bay của Liên minh. Lực lượng này của Nga phối hợp giữa các đơn vị quân đội Syria đã thực hiện nhiều hơn 4 lần xuất kích so với nhóm Không quân của phương Tây trong khu vực, gây thiệt hại nặng nề cho khủng bố IS.

Ngoài ra Tư lệnh lục quân Mỹ ở châu Âu, Trung tướng Ben Hodges cũng đã tuyên bố về sự tiến bộ “vượt bậc” của quân đội Nga trong lĩnh vực tác chiến điện tử, trinh sát và trấn áp khủng bố. Đồng tình với ông, chỉ huy đã về hưu của chuyên ngành tác chiến điện tử, ông Lauri Bukhout cho biết rằng hệ thống radar gây nhiễu của Nga có thể làm tê liệt các hệ thống kiểm soát của địch.

Các chuyên gia quân sự phương Tây đánh giá cao về việc quân đội Nga sử dụng các thiết bị dẫn đường, đầu đạn thường và đầu đạn chính xác cao của Hải quân và Không quân trong các hoạt động tiêu diệt IS. Họ đặc biệt ấn tượng với loại vũ khí tốc độ cao tiêu diệt mục tiêu chính xác của Nga, đặc biệt là loại tên lửa hành trình Kalibr được phóng từ tàu chiến.

Rõ ràng Nga rất mạnh và hiệu quả trong các cuộc tấn công. Còn Mỹ hoàn toàn trái ngược. Cuộc tấn công ngày7/4 của Hải quân Mỹ vào căn cứ quân sự của Syria bằng loại tên lửa hành trình Tomahawk đã phơi bày thực tế buồn. Trong 59 tên lửa hành trình được bắn đi chỉ có 23 tên lửa tới mục tiêu, nhưng hậu quả 23 tên lửa này gây ra không quá lớn. Nhiều người vẫn không thể hiểu tại sao tên lửa nhằm vào căn cứ không quân nhưng đường băng cất cánh hạ cánh gần như vẫn nguyên vẹn, 36 tên lửa lạc đường.

Một trong những tờ báo của Mỹ nghi vấn rằng 36 quả tên lửa còn lại không đến mục tiêu vì bị cản trở bởi hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga cùng với hệ thống gây nhiễu khiến chúng rơi ở một khu vực nào đó. Nên nhớ rằng, loại tên lửa này của Mỹ được điều khiển bằng vệ tinh nên khả năng này không phải là không thể.

Phía Mỹ không trực tiếp xác nhận thất bại của cuộc tấn công bằng tên lửa của mình. Tuy nhiên dù lý do gì đi chăng nữa, các phương tiện truyền thông phương Tây thông báo rằng, căn cứ không quân Shayrat trở lại hoạt động vào buổi tối cùng ngày đã nói lên tất cả.

Nga mất bao nhiêu tiền để duy trì cuộc chiến này?

Ngân sách quốc phòng thực tế không được công bố, nhưng các tính toán trên kênh truyền hình RBC TV đưa ra dựa trên những dữ liệu được công bố có những giá trị như sau: Chi phí năm đầu tiên cho cuộc chiến là vào khoảng 966,6 triệu USD tương đương với 2,6 triệu USD mỗi ngày.

Để so sánh ta thấy các hoạt động của Mỹ chống lại IS ở Syria từ năm 2014 đến 2017 đã tiêu tốn 11,9 tỷ USD, hay 12,8 triệu USD mỗi ngày. Mặc dù chi phí Mỹ bỏ ra nhiều hơn nhưng kết quả thu được rất khiêm tốn so với Nga.

Tuy nhiên sau khi tham gia chiến dịch này, chúng đã vô tình quảng cáo mạnh mẽ cho vũ khí Nga, nhu cầu sử dụng vũ khí Nga tăng lên đáng kể. Trong năm 2016, Nga đã xuất khẩu vũ khí với trị giá 15 tỷ USD, và năm 2017 đã có nhiều hợp đồng giao dịch lớn mới như Algeria đang đàm phán mua máy bay ném bom Su-32, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đang có kế hoạch mua các hệ thống tên lửa S-400 “Triumph”.

Nga cũng tích cực tiến hành các hoạt động ở Syria để tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của mình. Đến cuối năm 2016, theo Bộ Quốc phòng Nga, 160 loại vũ khí của Nga đã được thử nghiệm trong cuộc xung đột, 84% số phi hành đoàn trên chuyến bay của Không quân Nga đã có được kinh nghiệm chiến đấu thực tế, góp phần gia tăng đáng kể trình độ chuyên môn, kinh nghiệm chiến đấu của các lực lượng.

Trong thời gian tới các lực lượng quân đội của Nga tại Syria sẽ tiếp tục đảm và tham gia giúp đỡ quân đội Syria nhằm ổn định tình hình khu vực này. Ngoài việc chống khủng bố quốc tế, đây là cơ hội để Nga thiết lập các căn cứ quân sự xung quanh khu vực Địa Trung Hải, nâng tầm ảnh hưởng của họ trên thế giới.

Nhưng quan trọng nhất chiến dịch ở Syria sẽ là thứ vũ khí răn đe khiến các kẻ thù tiềm năng của Nga phải dè chừng.

Theo Minh Tú

Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm