1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Nga giáng đòn đau vào Thổ Nhĩ Kỳ

Người Kurd ở Syria mở văn phòng đại diện tại Moscow (Nga), đường chuyển dầu của IS đến Thổ Nhĩ Kỳ bị phá... Ankara đang phải đón nhiều tin xấu.

Ngày 7/2, đại diện cộng đồng người Kurd Syria, bà Amina Ussi cho biết, người Kurd ở Syria sẽ được mở văn phòng đại diện tại Moscow vào khoảng giữa tháng 2/2016.

Tại Iraq, một văn phòng như thế đã được mở. Với các văn phòng đại diện mở ra tại nhiều nước, cộng đồng người Kurd mong muốn đạt được sự công nhận quốc tế về “Khu vực tự trị Kurd”.

Những tay súng thuộc Các đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd đứng cạnh cờ Nhà nước Hồi giáo ở thị trấn Tel Abyad, Syria.
Những tay súng thuộc Các đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd đứng cạnh cờ Nhà nước Hồi giáo ở thị trấn Tel Abyad, Syria.

Hồi tháng 11/2013, sau khi các nhóm vũ trang người Kurd tái chiếm những phần lãnh thổ đáng kể từ tay quân IS, người Kurd đã tuyên bố sẽ thành lập chính phủ tự trị lâm thời.

Hiện nay, người Kurd đang kiểm soát 3 tỉnh phía bắc Syria là Al-Hasakah, Kobani và Afrin và có ý định thành lập nước cộng hòa tự trị bao gồm 3 tỉnh này.

Theo kế hoạch, cộng đồng người Kurd sẽ mở văn phòng đại diện tại Berlin, Paris, Washington và ở một số quốc gia Ả Rập khác.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga đã thông báo rằng việc mở Văn phòng đại diện chính thức của người Kurd Syria ở Moscow là không phù hợp với luật pháp Nga, nhưng có thể xem xét vấn đề này như là việc mở văn phòng đại diện của một tổ chức phi chính phủ thuộc khu vực Trung Đông.

Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ vốn coi tất cả người Kurd là mối đe doạ đối với an ninh và ổn định quốc gia. Đây cũng chính là lí do Ankara đã phát động chiến dịch chống khủng bố ở miền đông nam đất nước, nơi sinh sống chủ yếu của người Kurd. Chiến dịch chống lại Đảng Công nhân người Kurd (PKK) đã bị chỉ trích như “một cuộc nội chiến và sự thảm sát”.

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan thực hiện chiến dịch này sau 2 năm ngừng bắn với PKK nhằm tập trung vào việc củng cố quyền lực chính trị. Hiện nay đảng cầm quyền Công lý và Sự phát triển (APK) của ông Erdogan đã giành thắng lợi trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vào hồi tháng 11/2015.

Tuy nhiên, chính sách của ông Erdogan sau đó lại khiến nhiều người chỉ trích, do họ cho rằng hành động trấn áp PKK không khác nào chiến tranh chống lại 15 triệu người Kurd đang sống trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Chính vì thế, việc Nga tăng cường hỗ trợ cho người Kurd sẽ là một cơn ác mộng với chính quyền Ankara.

Ở một diễn biến khác, Thổ Nhĩ Kỳ phải đón nhận thêm một tin xấu đó là lực lượng quân đội Syria đã tiêu hủy nhiều cứ điểm của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở TP Aleppo thuộc tỉnh cùng tên hôm 6/2, gây thiệt hại nghiêm trọng tuyến đường vận chuyển dầu của nhóm khủng bố này sang Thổ Nhĩ Kỳ.

Nga và nhiều quốc gia khác đã đưa ra những bằng chứng cáo buộc chính quyền Erdogan buôn lậu dầu với IS nhưng phía Ankara liên tục bác bỏ. Đến đầu năm 2016, một cựu binh IS là Mahmud Ghazi Tatar, 24 tuổi, trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Ng Sputnik đã tiết lộ chi tiết hoạt động buôn dầu của tổ chức này với Thổ Nhĩ Kỳ.

"Tại trại huấn luyện hồi tháng 5/2015, chỉ huy của chúng tôi nói rằng nhóm đã bán dầu cho Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn thu nhập này giúp IS thanh toán các khoản chi phí. Các xe tải chở dầu thô hoặc xăng băng qua Thổ Nhĩ Kỳ hàng ngày", Tatar nói và thêm rằng IS "có đủ dầu bán trong một thời gian dài".

Theo lời chỉ huy của Tatar, dầu mỏ được bán thông qua nhiều thương nhân và nhà buôn khác nhau, dù tên của họ không được tiết lộ.

"IS cũng nhận được nhiều hàng hóa từ Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Arab", phiến quân này kể.

Theo An Nhiên (Tổng hợp)

Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm