1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Nga đề xuất nắm chặt tay Thổ sau vụ không kích nhầm

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã nhất trí thành lập một ủy ban chung nhằm ngăn ngừa những vụ không kích nhầm hôm 9/2.

Vụ không kích nhầm của Lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga xảy ra vào ngày 9/2 khiến 3 binh sỹ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng khi Ankara đang thực hiện chiến dịch chống khủng bố ở Al-Bab (Syria) dù chưa được sự cho phép của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.

Sau lời chia buồn của Tổng thống Vladimir Putin tới người đồng cấp Erdogan, nhà lãnh đạo Nga cho rằng vụ không kích là bằng chứng cho thấy chưa có sự phối kết hợp giữa lực lượng quân đội Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trên chiến trường Syria.


Đống đổ nát của tòa nhà Nga không kích nhầm ở al-Bab.

Đống đổ nát của tòa nhà Nga không kích nhầm ở al-Bab.

Đồng thời nhà lãnh đạo Nga bộc bạch ý tưởng về việc thành lập một ủy ban chung nhằm ngăn ngừa những vụ việc tương xảy ra dù mặt trận tại al-Bab hiện nay ngoài Nga, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, lực lượng dân quân người Kurd còn có lực lượng nổi dậy Syria Tự do (FSA) và mới đây là cả liên minh chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu.

Theo nguồn tin từ Bộ Tổng Tham mưu Các Lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ ngày 10/2, Ủy ban này đồng thời có nhiệm vụ tăng cường phối hợp hành động giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria.


Hiện trường vụ không kích nhầm của Không quân Nga. Ảnh: Twitter Qalaat Al Mudiq.

Hiện trường vụ không kích nhầm của Không quân Nga. Ảnh: Twitter Qalaat Al Mudiq.

Cái bắt tay cùng vượt qua rào cản ở al-Bab giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ khiến cho quá trình bước chân vào Syria thông qua cánh cửa Ankara của Mỹ gặp trắc trở.

Ankara đang bắt đầu tiến tới những nỗ lực hợp tác với Mỹ ở Syria bằng cách thảo luận với tân Tổng thống Mỹ về việc hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ và ngưng hậu thuẫn cho lực lượng dân quân người Kurd (YPG) ở Syria.

Hai ngày trước khi cuộc không kích nhầm xảy ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ nhất trí phối hợp đánh IS ở Al-Bab và Raqqa. Hai nhà lãnh đạo thảo luận một số vấn đề khác như lập vùng an toàn ở Syria, cuộc khủng hoảng tị nạn và cuộc chiến chống khủng bố.

Chiến dịch chống khủng bố IS tại Syria đã được ông Donald Trump yêu cầu xúc tiến trong 90 ngày. Quân đội Mỹ ngày 8/2 tuyên bố sẽ đẩy lùi IS ra khỏi những thành trì cuối cùng tại Iraq và Syria trong vòng 6 tháng tới.

Kế hoạch dự kiến được công bố vào cuối tháng này. Các nhà phân tích cho rằng, để hoàn thành mục tiêu giành kiểm soát 2 thành trì này, Bộ Quốc phòng Mỹ có thể triển khai thêm lực lượng để bổ sung cho gần 6.000 binh lính Mỹ đang có mặt tại Syria và Iraq, đồng thời tìm kiếm những lựa chọn quân sự khác như tăng cường các cuộc không kích và pháo kích. Ngoài ra, các tư lệnh quân đội có thể được trao thêm quyền hạn trong các cuộc tấn công.

Al-Bab là một mặt trận chiến lược mà ai cũng muốn tham chiến ở đây.

Các chuyến bay của Không quân Mỹ nhằm hỗ trợ lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ tại thị trấn al-Bab có thể nhằm vào vị trí chiến lược của thị trấn này và bởi bất cứ ai kiểm soát phía Bắc Syria đều có thể tác động đến toàn bộ cục diện Trung Đông.

Còn với Ankara, Al-Bab đóng vai trò then chốt trong chiến dịch “lá chắn Euphrates” nhằm ngăn chặn YPG vượt sang Tây sông Euphrates, kết nối các vùng đất của họ ở miền Bắc Syria. Có được Al-Bab, Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát hành lang giao thông, tạo ra một vùng đệm an toàn tại đây.


Mỹ muốn can thiệp vào Syria: Thế khó

Mỹ muốn can thiệp vào Syria: Thế khó

Cái bắt tay giữa Nga- Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra ở ngay thế kẹt khi Ankara liên tiếp gặp thất bại trước đòn tấn công vũ bão của khủng bố IS. Còn sự phối hợp với quân đội Mỹ vốn đã mất đi sự ảnh hưởng tại Syria sau khi Nga bắt đầu can thiệp quân sự vào quốc gia Trung Đông này lại chỉ mới bắt đầu.

Những gì đang nhen nhóm ở al-Bab giữa Moscow và Ankara càng khiến nỗ lực của Mỹ khi muốn nhảy vào lại Syria để chia bánh ăn phần đã bị hạn chế lại. Không quân Nga đã bắn nhầm đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ vì ít sự trao đổi thông tin. Nếu tăng cường sự trao đổi này, Moscow có nhiều khả năng kiểm soát các hệ thống quân sự mà Thổ Nhĩ Kỳ đang chiến đấu trong chiến dịch Lá chắn Sông Euphrates.

Với người đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ, Moscow còn có thể không kích nhầm. Với người ngoài miệng thì nói hợp tác, bên trong lại không thể hiện chút thiện chí như Mỹ, liệu có khi nào Nga sẽ không có thêm một lần xuất kích nhầm lẫn?

Syria nhường mặt trận al-Bab cho Thổ Nhĩ Kỳ theo ý Nga

Không chỉ là sự hậu thuẫn trong không kích tại Al-Bab, quan chức Syria tiết lộ trong liên minh quân sự ủng hộ Tổng thống Assad cho biết liên minh này đã “nhường” Thổ Nhĩ Kỳ đánh chiếm thành phố Al-Bab từ tay phiến quân IS, dường như là một phần thỏa thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, nước hậu thuẫn chính cho chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad.

Ngày 8/2, các lực lượng ủng hộ chính phủ Syria cũng tiến sát thành phố Al-Bab từ phía nam, có nguy cơ đối mặt với Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cùng quân đội FSA. Nhưng phía Thổ Nhĩ Kỳ cho biết đã có một sự phối hợp quốc tế nhằm ngăn chặn các cuộc đụng độ với các lực lượng chính phủ Syria.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói tại một cuộc họp báo: "Chiến dịch Al-Bab phải được hoàn thành ngay trong thời gian tới ... Trong những ngày gần đây lực lượng đặc biệt của chúng tôi và Quân đội Syria Tự do (FSA) đã đạt được tiến bộ quan trọng”.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim nói: "Các biện pháp cần thiết đã được tiến hành để ngăn chặn bất kỳ sự cố không mong muốn hoặc đụng độ (với các lực lượng ủng hộ chính phủ Syria) nào”.

Đài Quan sát Nhân quyền Syria (SOHR) cảnh báo rằng hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy phiến quân IS ngừng kháng cự. SOHR cho biết ít nhất 6 người đã thiệt mạng và hơn 12 người khác bị thương trong vụ pháo kích mới nhất của phiến quân IS ở Al-Bab.

Theo Đông Phong

Báo Đất việt