1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Mỹ thẳng tay loại bỏ khi TOW đánh chặn thất bại

Thêm một lần đánh trúng tăng T-62M nhưng không phá hủy được chiến tăng thời Liên Xô này, Mỹ đã quyết định loại biên tên lửa chống tăng BGM-71 TOW.

Đánh chặn thất bại

Ngày 26/3, các tay súng thuộc lực lượng Hồi giáo cực đoan ở Syria đã công bố đoạn video ghi lại cảnh dùng tên lửa chống tăng TOW tấn công vào chiếc tăng được cho là T-62M của quân đội chính phủ Syria gần thị trấn Maardes, Hama.

Vụ tấn công xảy ra khi lực lượng Tiger đang bắt đầu các cuộc tấn công đánh vào lực lượng khủng bố Al-Qaeda Syria Hay’at Tahrir Al-Sham (nguyên Jabhat Al-Nusra). Theo đoạn video được công bố cho thấy, tên lửa TOW đã đánh trúng phía sau, khoang động lực của xe tăng.

Vụ nổ lớn vang lên kèm theo đó là khói trắng, chiếc tăng T-62M dừng lại. Toàn bộ kíp lái đã thoát ra ngoài an toàn. Tuy nhiên, khói từ vụ tấn công đã nhanh chóng tan hết - điều đó cho thấy chiếc tăng đã không bị bốc cháy và chỉ bị hư hại nhẹ.

Trước khi vụ tấn công này xảy ra, chiến tăng thời Liên Xô này cũng đã có pha đánh chặn trước "sát thủ" TOW, vụ tấn công xảy ra hồi đầu tháng 2/2017.

Theo đoạn video được công bố cho thấy, chiếc xe tăng T-62M của Quân đội chính phủ Syria (SAA) đang trong trạng thái mai phục, thì bất ngờ một quả tên lửa chống tăng được cho là loại TOW bay tới. Không kịp tránh né, quả đạn đã đánh trúng phần tháp pháo ngang thân xe, tạo nên vụ nổ lớn.

Khoảnh khắc TOW lao vào chiếc T-62M.
Khoảnh khắc TOW lao vào chiếc T-62M.

Sau khi ngọn lửa bùng lên, kỳ tích đã xảy ra bởi chiếc T-62M không bốc cháy và kíp chiến đấu đã thoát thân một cách an toàn. Hình ảnh đã gây ngạc nhiên cho chính các tay súng khủng bố thực hiện vụ tấn công này bởi T-62M là dòng chiến tăng khá lạc hậu, được sản xuất từ thời Liên Xô.

Không chỉ T-62M, chiến tăng chủ lực T-72 đời đầu của quân chính phủ Syria cũng đã đánh chặn thành công quả tên lửa chống tăng TOW do quân nổi dậy bắn. Đoạn clip của quân nổi dậy do Mỹ hỗ trợ mới đây đã ghi cảnh tên lửa chống tăng của phe này tấn công chiếc tăng T-72 của quân chính phủ ở Aleppo, tuy nhiên pha tấn công đã bất thành vì màn nhả khói của chiếc T-72.

Đoạn clip được đăng tải dài khoảng 40 giây, ghi cảnh quân nổi dậy bắn 1 tên lửa chống tăng có điều khiển loại Konkurs vào 1 xe tăng T-72 phiên bản đầu. Tuy nhiên tổ lái phát hiện tên lửa chống tăng đang lao tới, liền khởi động hệ thống phun khói qua ống xả động cơ đang nổ máy.

Hệ thống bảo vệ thụ động này ra đời cách đây hơn 40 năm, nguyên lý là phun dầu diesel vào ống xả động cơ đang hoạt động (gọi là TDA). Sức nóng từ ống xả đốt cháy diesel và tống ra thành một đám mây khói trắng đục.

Màn khói này khiến đầu dò tên lửa gần như bị vô hiệu, khiến xạ thủ không nhìn thấy rõ mục tiêu và kích nổ tên lửa sai vị trí. Theo hình ảnh trong clip, khi đám mây khói tuôn ra, tên lửa lao tới và nổ gần xe tăng và vụ tấn công đã thất bại.

Thẳng tay loại bỏ

Việc tên lửa TOW "thể hiện phong độ" thất thường trong chiến tranh Syria trước những cỗ xe tăng cũ kỹ khiến Mỹ đã đi tới quyết định cho loại biên toàn bộ dòng tên lửa này, dù kế hoạch đã có từ năm 2013. Thông tin trên được trang mạng Strategypage cho biết, theo đó Mỹ sẽ chính thức cho "nghỉ hưu" toàn bộ hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển BGM-71 TOW.

Trước khi "nghỉ hưu", TOW được sử dụng trong lực lượng Quân đội Mỹ và có mặt hầu hết trong các cuộc chiến mà nước này từng tham gia đến nay...

Hệ thống TOW được hãng Raytheon của Mỹ phát triển, được biên chế từ 1970 trong quân đội Mỹ và nổi tiếng là sát thủ diệt tăng khi được trang bị trên các trực thăng gunship UH-1, AH-1 và xe đặt trên xe Jeep ở các chiến trường... với hơn 650.000 quả được sản xuất.

Các phiên bản được phát triển sau này của TOW là: TOW 2A (BGM-71E), được sản xuất vào năm 1987 với hơn 118.000 quả được bán ra; TOW 2B (BGM-71F), được sản xuất bắt đầu vào năm 1991 với trên 40.000 được bán ra.

Trong một hợp đồng năm 2006 của hãng Raytheon với Quân đội Mỹ, Raytheon đã sản xuất và chuyển giao cho thủy quân lục chiến Mỹ 976 quả TOW-2B vào tháng 12/2006. TOW được trang bị động cơ đẩy nhiên liệu rắn 2 tầng ATK. Các xạ thủ quan sát và dẫn đường đường bay cho tên lửa đến mục tiêu sau khi bắn thông qua kính viễn vọng.

Các chỉ dẫn từ xạ thủ sẽ được truyền tín hiệu từ trung tâm, từ đây xử lý và chuyển tín hiệu được truyền dọc theo hai dây đến ăng ten, tín hiệu này sẽ được truyền đến cuộn dây bắt sóng phía sau TOW rồi từ đây, tín hiệu được chuyển tiếp vào hệ thống điều khiển tên lửa và tên lửa sẽ bay theo yêu cầu của xạ thủ thông qua việc điều chỉnh các cánh bay.

Lần cuối cùng TOW được tham chiến vào năm 2003 trong thành phần vũ khí của quân đội Mỹ tại chiến tranh Iraq, nhưng nó thường được sử dụng như hỏa lực hỗ trợ nhằm tiêu diệt các căn cứ phiến quân hơn là mục tiêu bọc thép (một phần vì phiến quân ở Afghanistan hay Iraq không có xe bọc thép).

Có thể nói, TOW là một dòng tên lửa chống tăng tốt nhưng nó lại không phát triển đủ nhanh để có thể cạnh tranh với các dòng tên lửa chống tăng khác, vì vậy quân đội Mỹ quyết định cho TOW nghỉ hưu và thay thế bằng những vũ khí mạnh mẽ và tin cậy hơn.

Clip TOW thất bại trong việc phá hủy tăng T-62M của Syria:

Theo Thùy Dung

Đất Việt