1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Mỹ bỗng dưng không kích ở Aleppo

Mỹ bất ngờ không kích trại huấn luyện IS ở Aleppo khi Nga - Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu phối hợp không kích Syria, Nga mời Mỹ tham gia hòa đàm Astana.

Al-Masdar News hôm 20/1 cho hay, liên minh do Mỹ dẫn đầu đã tiến hành một cuộc tấn công vào trại huấn luyện quân sự đội Fateh al-Sham, ở Sheikh Salma vùng nông thôn Tây Aleppo.

Thống kê cho thấy hơn 60 thương vong đã được báo cáo cho đến nay.

Mỹ không kích một trại huấn luyện. Ảnh: Suliman Mulhem/Al-Masdar News
Mỹ không kích một trại huấn luyện. Ảnh: Suliman Mulhem/Al-Masdar News

Động thái sau rất lâu quân đội Mỹ thực hiện các cuộc tấn công tại Syria thực hiện không lâu sau khi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ phối kết hợp không kích chống khủng bố IS.

Ngày 18/1, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã lần đầu tiên thực hiện cuộc không kích chung nhằm vào các mục tiêu khủng bố. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố 9 máy bay chiến đấu nước này, phối hợp với 8 máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ, đã mở chiến dịch không kích tại thị trấn al-Bab, cách thành phố Aleppo khoảng 40 km về phía Đông Bắc.

Hiện nay, trên khu vực gần Sheikh Salma, chiến trường al-Bab đang do Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành các cuộc không kích. Phía Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Mỹ rằng điều này thể hiện Mỹ vẫn tiếp tục hỗ trợ các lực lượng dân quân người Kurd.

Trong khi đó, cuộc hòa đàm về tình hình Syria ở Thủ đô Astana, Kazkhstan ngày càng đến gần và Nga đã mở lời mời Mỹ tham gia cuộc đàm phán này.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho hay phía Nga đã mời Hoa Kỳ cùng tham gia hòa đàm vào ngày 23/1 tới đây. Chia sẻ với báo chí hôm 19/1, Ngoại trưởng Nga khẳng định cuộc hòa đàm sẽ tập trung vào các vấn đề của việc duy trì lệnh ngừng bắn trong cả nước, hỗ trợ nhân đạo và giải phóng tù nhân.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova trả lời truyền thông sau đó, chính quyền mới của ông Donald Trump sẽ quyết định Mỹ sẽ có tham dự cuộc hòa đàm này hay không.

Bà Maria Zakharova cho hay, đại diện chính quyền mới của ông Donald Trump đã để ngỏ khả năng tham gia. "Họ nói vấn đề này sẽ được xem xét" - bà cho biết.

Đây được xem là “phép thử” đầu tiên về cách xử lý mối quan hệ với Nga của ông Donald Trump. Dù ông Donald Trump đang “gặp khó” sau khi công nhận sự can dự của Nga vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua, song ông vẫn tuyên bố Nga và Mỹ có thể hợp tác trên “một số mặt trận”.

Theo giới phân tích, “một số mặt trận” mà ông Trump ám chỉ có thể bao gồm Syria. Mỹ chắc chắn sẽ là một bên không thể thiếu tại Geneva, bởi vậy sự đồng thuận xuyên suốt của Mỹ từ Astana tới Geneva sẽ gia tăng khả năng các bên đạt được thỏa thuận về một lộ trình chính trị cho Syria.

Ngoài ra, còn một yếu tố không thể không nhắc đến sau tính toán này của Nga, đó là sự tham gia của Mỹ tại Astana sẽ là dấu hiệu đầu tiên cho sự tăng cường hợp tác giữa Nga và Mỹ dưới thời chính quyền mới của ông Donald Trump.

Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đang tổ chức cuộc hòa đàm Syria dự kiến bắt đầu tại Thủ đô Astana của Kazakhstan ngày 23/1 tới trong một nỗ lực nhằm hỗ trợ lệnh ngừng bắn mong mạnh được Moscow và Ankara làm trung gian tháng 12/2016. Lệnh ngừng bắn này không bao gồm IS và tổ chức Mặt trận Fateh al-Sham, được đổi tên từ tổ chức Mặt trận Al-Nusra sau khi cắt đứt quan hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda năm 2016.

Mỹ không kích sau khi Nga-Thổ phối hợp tấn công Đông Bắc Aleppo

Nhà phân tích quân sự Koray Gurbuz, thuộc Đại học Bilkent Ankara cho rằng, các mục tiêu hoạt động của lực lượng trên không của Nga - Thổ Nhĩ Kỳ và liên quân do Mỹ đứng đầu là khác nhau.

Việc Nga - Thổ Nhĩ Kỳ nhất trí cùng thực hiện không kích ở al-Bab có mục tiêu rất rõ ràng là giải phóng khu vực bị lực lượng khủng bố IS chiếm đóng và tạo điều kiện đảm bảo an ninh ở Syria.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.

"Nếu lập lại được trật tự tại Syria, Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ được an toàn" - vị chuyên gia nói và cho biết, bất ổn ở Thổ Nhĩ Kỳ là bởi các tay súng khủng bố IS từ Syria tràn sang. Từ đó, việc Thổ Nhĩ Kỳ cùng với Nga hành động chung ở Syria là rất quan trọng.

"Các lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu cũng đang hoạt động không kích chống lại khủng bố IS. Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần kêu gọi liên quân hỗ trợ trên không nhưng họ chần chừ và bây giờ lại quyết định thực hiện sau khi Nga - Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu các hoạt động chung. Trong thực tế, liên quân chẳng tiến hành cuộc chiến nào chống IS" - vị chuyên gia nói thêm.

Ngoài ra, trong thời gian riêng của họ, các thành viên của liên minh này đã đào tạo và hỗ trợ các tay súng IS. Bây giờ họ đang cố gắng để thế giới thấy rằng họ cũng chống lại khủng bố. Tuy nhiên, đây mới là lừa dối. Nếu không kích hiệu quả như vậy, IS đã phải bị quét sạch khỏi Syria từ một thời gian dài trước đây" - ông Koray Gurbuz lý giải.

Nhà phân tích Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, "các thỏa thuận Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran ở Syria có nỗ lực chung là đặc biệt quan trọng đối với khu vực kể từ khi họ tiến tới một giải pháp toàn diện cho cuộc xung đột ở Syria. Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, họ cũng dẫn tới tăng cường an ninh trên biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ.

Video: Không quân Nga- Thổ Nhĩ Kỳ phối hợp trên không ở Syria.

Theo Đông Phong

Đất Việt